Insulin được coi là một công cụ cứu sống rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường trong nhiều năm qua, nhưng giờ đây lại có thể trở thành công cụ để giã từ cuộc sống. Đây là cảnh báo từ một điều tra mới đây tại Mỹ.
Gần đây, tỷ lệ người bệnh tiểu đường có xu hướng mắc trầm cảm đang gia tăng. Ở những người này, việc nảy sinh ý tưởng hay thực hiện hành vi tự tử bằng insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường khác cũng đang có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên việc tự tử bằng cách hạ dần đường huyết này đôi khi không có hiệu quả 100%. Đã có một vài ca tự tử bằng insulin không thành sau đó chuyển sang tự tử bằng thuốc điều trị tiểu đường hoặc tai nạn ô tô.
Insulin là một hóc môn tự nhiên sinh ra trong cơ thể con người. Nhiệm vụ của hóc môn này là hấp thu đường từ thức ăn vào trong tế bào và cung cấp nguyên liệu cho tế bào hoạt động nhưng insulin cũng là một trong những hóc môn có hoạt động khá phức tạp. Những bệnh nhân tiểu đường typ 1 luôn cần đến insulin để duy trì cuộc sống bình thường. Với những bệnh nhân tiểu đường typ 2 thì việc sử dụng insulin không hiệu quả lắm bởi do tình trạng kháng insulin dẫn đến việc sản xuất insulin không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Tuy nhiên, nhận được đúng liều insulin không phải là một điều dễ dàng bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng bởi nhu cầu của cơ thể. Ví dụ như việc tập thể dục có thể làm giảm nhu cầu; thực phẩm có hàm lượng đường cao lại làm tăng nhu cầu của cơ thể. Sự căng thẳng và tâm trạng cũng như tình trạng bệnh tật, thay đổi hóc môn trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có liên quan đến nhu cầu insulin.
Những người bị tiểu đường thường phải điều chỉnh liều insulin để phù hợp với nhu cầu của họ. Việc chỉnh liều là do bác sỹ điều trị thực hiện nhưng việc bơm insulin thì có thể được thực hiện tại nhà hay tại bệnh viện. Chỉ cần mắc lỗi khi tiêm insulin dẫn tới tình trạng quá liều insulin làm đường máu hạ đột ngột hoặc quá ít insulin khiến đường máu tăng vọt ,đều là những tình trạng rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nếu một người bệnh tiểu đường vào viện với tình trạng hạ đường huyết thì các bác sỹ sẽ cho rằng họ đã hơi quá tay khi bơm insulin. Nhưng đôi khi những người tăng đường huyết thì có thể lại bị bỏ qua nguyên nhân là cố tình làm thể để tự tử. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào rõ ràng về tỷ lệ tự tử ở bệnh nhân tiểu đường cao hơn hay thấp hơn so với tỷ lệ tự tử nói chung. Thêm vào đó, nỗ lực tự tử bằng cách sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường có thể thất bại vì cơ thể con người có cơ chế tự bảo vệ, khi nồng độ đường huyết thấp thì có thể tự giải phóng đường dự trữ ra.
Bên cạnh nguyên nhân chỉnh liều insulin thất bại thì các bác sỹ nên nghĩ đến khả năng nữa là bệnh nhân có ý định tự tử bằng insulin hoặc các thuốc khác. Các bác sỹ nên quan tâm đến các yếu tố về tinh thần ở bệnh nhân tiểu đường hơn- đó là khuyến cáo của một trong những chuyên gia trong nghiên cứu này. Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay còn chưa được quan tâm đúng mức, hơn nữa việc tự tử bằng insulin lại không có những biểu hiện rõ ràng dễ nhầm lẫn với tình trạng chỉnh liều thuốc hoặc insulin không đúng. Vì thế cần ưu tiên hơn cho việc nhận diện những nguy cơ về cả sức khỏe thể chất và tâm thần ở bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên việc lạm dụng insulin hay thuốc hạ đường huyết không phải lúc nào cũng gắn với việc có ý định tử tự. Một số người sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết để giảm cân, đó được coi như là một rối loạn về ăn uống chứ không phải là ý định tự tử.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh