✴️ Các bệnh lý cột sống thường gặp

1. Các bệnh lý cột sống thường gặp

Chấn thương cột sống: Những trường hợp té ngã đặc biệt té từ trên cao, hay những chấn thương trực tiếp vào cột sống gây ra biến chứng gãy cột sống, xẹp lún đốt sống, tổn thương dây chằng hay trượt đốt sống đều gây ra chứng đau lưng.

Các bệnh lý cột sống cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Các bệnh lý cột sống cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Thoái hóa đĩa đệm: Ðĩa đệm là một cấu trúc sụn-xơ nằm giữa hai đốt sống. Cơn đau thoái hóa đĩa đệm thường xảy ra khi bệnh nhân ngồi, cúi xuống, nâng vật nặng hoặc vặn mình. Ngoài đau lưng, bệnh nhân còn cảm thấy đau tê, nhói ở dưới chân và bàn chân vì dây thần kinh có thể bị kẹp hoặc đè ép.

Thoát vị đĩa đệm:  Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân của đĩa đệm nhô ra qua màng xơ bao chung quanh đĩa và ép lên các rễ thần kinh, dây chằng kế cận. Bệnh nhân có những cơn đau sắc bén, mạnh như xé thịt ở lưng, lan xuống vùng chân. Thoát vị xảy ra bất chợt khi vặn hoặc cong cột sống quá mức khiến phần đĩa đệm lòi ra, đè lên dây thần kinh cột sống.

Sa đĩa đệm: nhưng 98% trường hợp sa đĩa đệm xảy ra ở giữa hai cột sống lưng số 4- 5 và cột sống lưng số 5 – xương cùng.

Loãng xương và thoái hóa cột sống: là bệnh thường gây ra đau lưng hay gặp ở người lớn tuổi do suy giảm khối lượng xương, làm cho xương xốp hơn, giòn hơn và dễ gãy, ở các đốt xương sống thường hay biến dạng như: xẹp, lún và “mọc gai”.

Viêm cứng khớp cột sống: người bệnh thường có những biểu hiện như: đau lưng kinh niên, kéo dài qua nhiều năm tháng; cơn đau thường xảy ra vào ban đêm….

Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống: Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ờ tuồi từ 15 – 30 và ở đàn ông nhiều hơn đàn bà. Nguyên nhân gây ra viêm cứng khớp cột sống chưa được biết rõ, nhưng bệnh mang tính di truyền cho nhiều người trong gia đình.

Vẹo cột sống: là một hình dạng bất bình thường về độ cong của xương sống. Khi bị vẹo, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một vài độ cong không bình thường.

2. Điều trị bệnh lý cột sống như thế nào?

Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh lý cột sống hiệu quả

Với trường hợp mắc các bệnh lý cột sống nhẹ: Người bệnh chỉ cần điều chỉnh tư thế vận động và tăng cường tập luyện, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp hỗ trợ điều trị các bệnh lý cột sống hiệu quả.

Với trường hợp bệnh lý cột sống tiến triển nặng: Khi áp dụng các phương pháp tập luyện, thay đổi vận động không có hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị bệnh hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top