✴️ Đáng ngại tình trạng tổn thương dây thần kinh sọ não

Nội dung

Nguyên nhân tổn thương dây thần kinh sọ não

Có 12 dây thần kinh sọ não đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Dưới đây là nguyên nhân gây một số tổn thương dây thần kinh thường gặp như:

Tổn thương dây thần kinh I: Do khối u, viêm hốc mũi do tổn thương neuron.

+ Tổn thương hành dải khứu do viêm màng não mủ, lao, u hố sọ trước.
+ Chấn thương hoặc vỡ nền sọ trước
+ U thần kinh đệm hoặc u màng não của dây I, u tuyến yên.
+ Rối loạn phân ly.

Tổn thương dây thần kinh II: Thường do tổn thương các môi trường quang học (bị đục hoặc do tật khúc xạ) cũng như giảm khả năng tiếp nhận của hệ thần kinh (từ võng mạc đến thùy chẩm). Mất thị lực thoáng qua thường là hậu quả của các bệnh lý cơn như động kinh hoặc Migraine, cũng có thể là triệu chứng của tình trạng thiếu máu não thoáng qua.

Tổn thương dây thần kinh V: Do bệnh Zona, viêm màng nhện nền sọ sau, các bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh, các bệnh răng miệng, đái tháo đường.

Tổn thương dây thần kinh VII: Cơ chế vận động của dây VII có hai phần, phần trên được chi phối bởi cả hai bên bán cầu, còn phần dưới chỉ được chi phối bởi một bán cầu bên đối diện nên dễ gây tổn thương.

Tổn thương dây IX: Nguyên nhân chưa rõ song có thể do ảnh hưởng của giai đoạn tắt dục, do rối loạn thần kinh, cơ thể mệt mỏi.

 Tổn thương dây XI: Thường do
+ Hạch cổ, u vùng cổ.
+ Chấn thương hoặc vết thương hoả khí vùng cổ.
+ Tai biến trong khi sinh thiết hạch cổ.
+ U nền sọ hoặc vỡ nền sọ.
+ Viêm màng não nền sọ.

Tổn thương dây thần kinh XII:

+ Liệt ngoại vi dây XII thường do: Xơ cột bên teo cơ, viêm sừng trước tủy sống cấp tính, rỗng tuỷ khu vực hành não, nhuyễn não, chấn thương, bệnh Paget, lao màng não vùng nền, các u vùng sau mũi.

+ Liệt trung ương dây XII thường do: Hội chứng giả hành não, nhồi máu não vùng nắp cả 2 bên bán cầu.

Tổn thương dây thần kinh I (dây thần kinh khứu giác) sẽ gây mất hoặc giảm khứu giác.

Tổn thương dây thần kinh I (dây thần kinh khứu giác) sẽ gây mất hoặc giảm khứu giác.

 

Các Triệu chứng 

-Tổn thương dây thần kinh I (dây thần kinh khứu giác)

+ Mất hoặc giảm khứu giác 

+ Ảo khứu giác: thường cảm thấy có các mùi hắc, hôi thối khó chịu rất hiếm thấy trong tự nhiên; nguyên nhân thường do các cơn động kinh thái dương, u thùy trán, u thùy thái dương.

-Tổn thương dây thần kinh II (dây thần kinh thị giác)
+ Mất thị lực hoàn toàn hoặc giảm thị lực.

– Tổn thương dây thần kinh III (dây thần kinh vận nhãn chung)
+ Dây III thường tổn thương phối hợp với các dây thần kinh vận nhãn khác gây nhìn đôi, lác và liệt liếc.

– Tổn thương dây thần kinh IV – dây thần kinh cơ chéo lớn
+ Nhãn cầu hơi nhìn lên trên, lác, nhìn không rõ. Tổn thương dây III và dây IV kết hợp gây nhìn đôi dọc, hình giả ở dưới hình thật khi nhìn xuống dưới, rối loạn đồng tử. Lác trong, nhìn đôi cùng bên, hình giả cùng bên liệt.

– Tổn thương dây VI – dây thần kinh vận nhãn ngoài

+ Hội chứng Moebius: liệt bẩm sinh dây VI và dây VII ở cả hai bên.
+ Hội chứng Foix: liệt dây VI, đau nhánh 1 dây V, lồi mắt cùng bên.
+ Khi tổn thương thân não gây các hội chứng Foville

– Tổn thương dây thần kinh V (dây thần kinh tam thoa)
+ Đau thành cơn, chảy nước mắt, nước bọt, nước mũi, mắt đỏ. Nếu tổn thương nhánh 1 có thể gây viêm giác mạc. Mọi kích thích đều có thể gây đau.
+ Hội chứng Costen: dị dạng hàm dưới gây hẹp khớp thái dương – hàm, đau vùng mặt.
+ Tổn thương nhánh 3 dây V: gây liệt cơ nhai, co cứng cơ nhai.
+ Tổn thương hạch Gasser: Giảm hoặc mất cảm giác giác mạc, có thể loét giác mạc.

-Tổn thương dây thần kinh VII (dây thần kinh mặt)
+Tổn thương dây VII trung ương: liệt 1/4 dưới của mặt. Tổn thương dây VII ngoại vi là liệt 1/2 mặt.

Tổn thương dây thần kinh VIII (dây thần kinh tiền đình, thính giác)
+ Tổn thương dây VIII toàn bộ: Đột qụy tai trong: mất thính lực đột ngột, chóng mặt quay, rung giật nhãn cầu về bên lành.
+ Hội chứng Mènière: chóng mặt đột ngột thành cơn, kéo dài. Giảm thính lực có thể điếc. Buồn nôn và nôn nhiều, rung giật nhãn cầu về bên bệnh.
+Tổn thương phần tiền đình (hội chứng tiền đình).

-Tổn thương dây thần kinh IX
+ Đau vùng họng hầu thành cơn, đau nhói, đau giật bùng nổ. Triệu chứng kèm theo: dị cảm ở lưỡi, miệng khô, nước bọt quánh.

-Tổn thương dây thần kinh XI ( dây thần kinh gai)
+ Co cơ ức đòn chũm, gây quay đầu sang bên đối diện.
+ Giật cứng cơ ức đòn chũm gây ra chứng vẹo cổ.
+ Giật rung cơ ức đòn chũm, không quay đầu về bên đối diện được.
+ Teo cơ ức đòn chũm.

-Tổn thương dây thần kinh XII (dây thần kinh hạ thiệt)
+ Triệu chứng điển hình là tình trạng liệt lưỡi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top