Thoái hóa cột sống là bệnh lý về cơ xương khớp thường gây ra các cơn đau nhức khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Bệnh để lâu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng phức tạp. Vì thế, mổ cột sống là phương pháp cần phải làm ngay để cải thiện sớm tình trạng bệnh.
Bệnh thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu có thể điều trị đơn giản mà không cần dùng thuốc, tuy nhiên khi người bệnh quyết định đến bệnh viện khám thường trong tình trạng bệnh nặng, cơn đau kéo dài. Với những trường hợp bệnh nặng, đe đọa đến khả năng vận động, đi lại của bệnh nhân lúc này thường thì phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định bởi các biện pháp khác hiện tại không mang lại được hiệu quả.
1. Phẫu thuật mổ cột sống được áp dụng cho những trường hợp nào?
Phuong pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp:
– Đau lưng, đau cổ cấp tính và mạn tính
– Đau thần kinh tọa, chân tay yếu và tê
– Biến dạng cột sống – vẹo cột sống, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, ngực và lưng: Khi đĩa đệm bị thoát vị lồi nhiều ra ngoài và chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh hoặc đĩa đệm bị thoát vị chui vào trong ống sống chèn ép chùm đuôi ngựa ảnh hưởng đến khả năng vận động và người bệnh có cảm giác tê hoặc buốt ở hông, đùi, bàn chân và các ngón chân.
– Thoái hóa cột sống, hẹp cột sống
– Rạn thân đốt sống do loãng xương;
– U và viêm xương đốt sống;
– Chấn thương cột sống do tai nạn.
2. Mổ cột sống – khi nào cần?
Có 2 phương pháp phẫu thuật mổ cột sống như mổ hở và mổ nội soi:
Mổ hở là phương pháp truyền thống từ xưa đến nay vẫn được áp dụng. Mục đích của các phương pháp phẫu thuật mổ cột sống là tiến hành giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh. Giải quyết các tình trạng biến dạng cột sống, viêm cột sống…
Theo định nghĩa, mổ nội soi là một quy trình phẫu thuật mới, trên cơ sở sử dụng các vết mổ có kích thước siêu nhỏ (dưới 2,54cm) và hệ thống ống nhỏ kết hợp với ống nội soi để hình dung phẫu trường. Trước đây, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng để điều trị các vùng khác của cơ thể (ví dụ: đường tiêu hóa). Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong quang học, hình dung mô và hình ảnh cột sống, mổ nội soi cột sống đã được ứng dụng trong điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Đây là hình thức phẫu thuật cột sống tiên tiến, ít xâm lấn, nhằm giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục, giảm đau và dễ chăm sóc hơn so với các phương pháp phẫu thuật cột sống truyền thống.
Bên cạnh đó, phẫu thuật nội soi cột sống cũng có thể giúp duy trì phạm vi di chuyển bình thường của cột sống sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, phương pháp này còn có thể được thực hiện bằng cách gây tê một vùng thay vì gây mê toàn thân để làm giảm nguy cơ ở những bệnh nhân lớn tuổi và/hoặc mắc các bệnh lý khác.
Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cũng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Đối với phương pháp mổ hở, tình trạng nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, tàn phá mô mềm…vẫn có thể xảy ra, và cũng không ít trường hợp sau khi mổ bệnh nhân vẫn phải chịu đựng cơn đau thậm chí kéo dài hơn khiến người bệnh phải mổ lại.
3. Mổ nội soi thoái hóa cột sống thắt lưng
Phương pháp này thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ ngắn sau lưng, tại vị trí đốt sống có vấn đề. Dùng một ống banh nội soi đưa vào cơ thể thông qua đường rách này, bằng cách nhìn qua kính hiển vi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ quan sát rõ hơn cấu trúc bên trong cột sống, từ đó tìm cách can thiệp.
Mổ nội soi cột sống có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, ít chảy máu, hạn chế đau đớn và thời gian nghỉ ngơi ngắn. Mổ nội soi cột sống hiện được nhiều người bệnh lựa chọn để giảm biến chứng sau phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh