✴️ Phương pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ hiệu quả

Nội dung

Thoái hoá cột sống cổ là tình trạng thoái hoá sụn khớp và đĩa đệm tại cột sống cổ. Đây là bệnh lý mạn tính phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và nắm rõ các phương pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ hiệu quả. Việc can thiệp điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng với người bệnh, giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho thể xảy ra.

 

1.Tìm hiểu về bệnh thoái hoá cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ là hiện tượng cột sống tại vùng cổ bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, tuổi tác… Khi bị thoái hoá cột sống cổ, các đốt sống, đĩa đệm, đầu sụn và các tổ chức bao hoạt dịch có dấu hiệu bị tổn thương, gây ra những cơn đau nhức tại vị trí cột sống cổ, đặc biệt là khi người bệnh có các cử động ở cổ.

Bệnh thường có xu hướng tiến triển khá chậm nhưng những tổn thương do thoái hoá cột sống cổ gây ra thường rất khó phục hồi. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng thoái hoá ở bất kỳ đốt sống cổ nào, nhưng phổ biến nhất là thoái hoá ở 3 đốt sống C5, C6 và C7.

Thoái hoá cột sống cổ là bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay

Thoái hoá cột sống cổ gây đau nhức tại vị trí cột sống cổ, đặc biệt khi người bệnh có các cử động ở cổ

 

2.Triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hoá cột sống cổ

Ở thời kỳ đầu xuất hiện thoái hoá cột sống cổ, người bệnh hầu như không có các triệu chứng rõ ràng và đáng kể. Tuy nhiên các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời gian với một số biểu hiện sau đây:

– Đau cổ, vẹo cổ, gặp khó khăn khi vận động vùng cổ.

– Đau nhức vùng cổ sau và lan dần ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, trán, đỉnh đầu và 2 bên cánh tay.

– Thường xuyên có cảm giác cứng cổ khi ngủ dậy vào buổi sáng, gây đau khi di chuyển đầu, ho hay hắt hơi.

–  Xuất hiện dấu hiệu Lhermitte gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu một cách đột ngột như có luồng điện chạy từ cổ xuống sống lưng và các chi. Đây cũng là triệu chứng điển hình của thoái hoá đốt sống cổ đa xơ cứng.

 

3. Bệnh thoái hoá cột sống cổ có gây nguy hiểm cho người bệnh không?

Thoái hoá cột sống cổ là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến, đặc biệt là ở đối tượng người cao tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể đó là:

– Ảnh hưởng tuần hoàn máu lên não.

Quá trình thoái hoá gây chèn ép bởi gai xương hoặc đĩa đệm thoát vị làm cho lượng máu lưu thông lên não kém ổn định, thậm chí là thiếu hụt. Khi đó, người bệnh rất dễ gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

– Tê bì, mất cảm giác, yếu chi.

Do tủy sống bị chèn ép, người bệnh sẽ có các biểu hiện như tê bì, yếu các khớp vai và lan dần xuống hai cánh tay và bàn tay, khó phối hợp với phần thân dưới…

– Rối loạn tiểu tiện, bại liệt.

Khi ở mức độ thoái hóa nặng, người bệnh rất dễ có nguy cơ bị rối loạn tiểu tiện, bại liệt tay, chân do dây thần kinh bị dồn nén và tủy sống bị chèn ép.

4. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hoá cột sống cổ hiệu quả

Thoái hoá cột sống cổ là căn bệnh có quá trình thoái hoá tự nhiên theo tuổi tác ở người bệnh mà không có yếu tố nào có thể đảo ngược. Tuy vậy, người bệnh vẫn có thể ngăn ngừa tình trạng thoái hoá bằng các phương pháp điều trị nhằm giảm triệu chứng và tăng khả năng vận động của cột sống cổ.

4.1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu người bệnh mặc thoái hoá cột sống cổ ở mức nhẹ cần chú ý nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động thư giãn như: nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch…

Khi nằm ngủ nghỉ, không nên kê gối quá cao hay quá thấp mà kê gối thoải mái ở độ cao vừa phải. Tránh nằm một tư thế lâu, thường xuyên chuyển mình để máu được lưu thông tốt hơn.

4.2. Chườm nóng, lạnh

Chườm nóng, lạnh là phương pháp giúp kích thích khả năng tuần hoàn màu và hạn chế các cơn đau ở cổ. Người bệnh nên bắt đầu chườm nóng trước rồi sau đó tiến hành chườm lạnh. Quá trình chườm lạnh tuyệt đối không dùng trực tiếp nước đá mà hãy quấn vào khăn mềm để chườm.

Ngoài ra, cần lưu ý không nên chườm liên tục ở vị trí sưng đau cũng như các khu vực lưu thông máu kém.

4.3. Châm cứu

Đây là liệu pháp được áp dụng dựa trên hoạt động của khí trong cơ thể. Khí chạy dọc theo chiều thuận giúp cân bằng âm dòng, khi dòng chảy khí bị gián đoạn thì các triệu chứng đau nhức cũng sẽ xuất hiện. Lúc này, áp dụng châm cứu giúp giảm đau tự nhiên, thông khai khí huyết, phục hồi và cải thiện chức năng của các cơ quan.

4.4. Thuốc giãn cơ, giảm đau giúp điều trị thoái hoá cột sống cổ

Đối với các trường hợp bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh chóng dưới hình thức uống, bôi hoặc xịt ngoài da như:

– Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID)

– Thuốc tiêm Corticosteroid

– Thuốc giãn cơ có chứa Cyclobenzaprine.

– Thuốc chống động kinh.

Trên đây là một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng đau do thoái hoá cột sống cổ. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào mắc thoái hoá cột sống cổ cũng đều dùng thuốc để can thiệp điều trị và không phải tất cả các loại thuốc đều có tác dụng với tất cả người bệnh. Để có liệu trình phù hợp, người bệnh cần nhờ sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

4.5. Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu như kéo dãn, xoa bóp vùng hoặc điện xung có thể giúp tăng cường sức cơ ở vùng cổ và vai, từ đó giúp giảm thiểu đáng kể các cơn đau do thoái hoá cột sống cổ. Khi sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia khớp – thần kinh, tránh sai kỹ thuật khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4.6. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa có ý nghĩa quan trọng trong điều trị thoái hoá cột sống cổ

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sống cổ, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm các bác sĩ chuyên khoa về Cơ xương khớp và Nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.

Việc thăm khám và điều trị bệnh thoái hoá cột sống cổ sớm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thoái hoá ở thời điểm hiện tại để đưa ra các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Thoái hoá cột sống cổ là căn bệnh phổ biến nhưng không quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan vì nếu bệnh tiến triển xấu có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh và tủy sống, gây khó khăn và mất thời gian trong quá trình can thiệp điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top