Niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp trong đó thay vì niệu quản nằm bên ngoài tĩnh mạch chủ dưới , niệu quản lại ở sau và bên trong tĩnh mạch chủ dưới.
Bệnh nhân tới khám với các triệu chứng của tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu trên: đau thắt lưng, nhiễm khuẩn niệu, tiểu máu.
Khi có biến chứng của bệnh như sỏi thận, U bài xuất… có thể làm cho chẩn đoán sai lệch.
UIV( Niệu đồ tĩnh mạch) : Với hình ảnh điển hình la bể thận và niệu quản đoạn hông lưng giãn hình kèn Sacxophone, hình chữ S ngược hay hình chữ J ngược.
Hình 2: Phim chụp UIV
Cắt lớp vi tính đa dãy : là lựa phương tiện chẩn đoán hình ảnh được chọn hàng đầu hiện nay. MSCT tái tạo lại toàn bộ đường đi của niệu quản, đánh giá tình trạng của tĩnh mạch chủ dưới , sự liên quan giữa tĩnh mạch chủ dưới và niệu quản. Ngoại ra còn đánh giá các tổ chức, cơ quan cạnh niệu quản.
Hình 3: Hình ảnh niệu quản sau TMC trên lát cắt ngang
Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định cho bệnh lý niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới.
Nguyên tắc: phẫu thuật chuyển vị niệu quản, đưa niệu quản về vị trí bình thường và tái lập lưu thông niệu quản.
Phẫu thuật mở: trước đây phẫu thuật mở nối niệu quản là tiêu chuẩn để điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên bệnh nhân mang vết mổ lớn, hậu phẫu kéo dài.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc sau phúc mạc: phẫu thuật nội soi chuyển vị, nối niệu quản với ưu điểm phẫu thuật ít xâm lấn, hậu phẫu ngắn, có tính thẩm mỹ, đã thay thế phẫu thuật mở .
Hình 5: Niệu quản sau TMC qua nội soi sau phúc mạc
Hình 4: MSCT tái tạo đường đi của niệu quản
Niệu quản sau TMCD là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp, việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên phim chụp UIV và MSCT.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất, với phương pháp mổ nội soi sau phúc mạc ngày nay được lựa chọn đầu tiên.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh