✴️ Polyp túi mật nên “chung sống hòa bình” hay là cắt bỏ?

Nhiều người vô tình đi thăm khám (siêu âm ổ bụng) phát hiện thấy mình có polyp túi mật. Mặc dù được bác sĩ tư vấn và chỉ định “chung sống hòa bình” với polyp nhưng không ít bệnh nhân vẫn không yên tâm. Họ lo lắng vì sợ polyp sẽ chuyển sang ung thư. Tuy nhiên trên thực tế các bác sĩ cho biết: Hơn 90% polyp túi mật là lành tính. Chỉ nên phẫu thuật loại bỏ polyp, tức cắt bỏ túi mật khi kích thước Polyp lớn hơn 10mm và nghi ngờ có dấu hiệu tiến triển sang ung thư như chân lan rộng, phát triển nhanh.

 

Vì sao bạn bị Polyp túi mật?

vì sao bạn bị polyp túi mật?

Polyp túi mật là một dạng tổn thương u hoặc giả u, chúng phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật

 

Polyp túi mật là một dạng tổn thương u hoặc giả u, chúng phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra nhưng nhiều yếu tố được cho là tác nhân hình thành như chức năng gan kém, mỡ máu cao (LDL-Cholesterol cao), béo phì, tiểu đường,…

Tỷ lệ mắc polyp túi mật ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới. Lứa tuổi dễ mắc là phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành tầm tuổi 30-50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay tình trạng polyp túi mật đã trẻ hóa hơn, có những phụ nữ chỉ mới hơn 20 tuổi đã bị mắc bệnh.

 

Khi nào cần điều trị Polyp túi mật?

khi nào cần điều trị polyp túi mật

Điều trị không phải khi nào cũng cần cắt bỏ. Chỉ nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khi các polyp có kích thước lớn hơn 10mm và có nguy cơ gây ung thư

 

Sẽ không hiếm trường hợp người bệnh “ngỡ ngàng” phát hiện mình có polyp khi đi kiểm tra sức khỏe (siêu âm ổ bụng). Bởi vì đa số các trường hợp người bị không có biểu hiện cụ thể. Chỉ khoảng 6-7 % là có triệu chứng và thường gặp ở những người khi có polyp túi mật với kích thước lớn, khoảng hơn 10mm.

 

Theo các bác sĩ chuyên khoa Gan – mật 

Có đến hơn 92% polyp túi mật là lành tính và người bệnh không cần phải thực hiện cắt bỏ polyp hay cắt bỏ túi mật. Túi mật không quá quan trọng nhưng nó vẫn đảm nhận chức năng của riêng nó.

Có đến 99% những trường hợp polyp túi mật có kích thước nhỏ dưới 10mm là lành tính. Và khi này, người bệnh hoàn toàn có thể “sống chung” với chúng, chỉ cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là siêu âm ổ bụng để bác sĩ theo dõi xem polyp có tiến triển về kích thước hay hình dạng hay không.

Vì vậy sẽ không có gì là lạ trong khi bạn “ngỡ ngàng” nghe bác sĩ nói mình có polyp túi mật, còn bác sĩ thì nhẹ nhàng khuyên bạn rằng hãy nên “sống chung” với nó vì chúng hầu hết không có khả năng gây ung thư.

Tuy nhiên đó là hầu hết chứ không phải tất cả polyp đều lành tính và không có khả năng gây ung thư. Vẫn có một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư mặc dù ban đầu chúng cũng có kích thước nhỏ hơn 10mm và lành tính, đó là những polyp có sự phát triển nhanh về kích thước, thường kích thước lớn hơn 10mm là bác sĩ đã bắt đầu nghi ngờ, polyp có chân lan rộng, hình dạng không đều, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên thực hiện cắt bỏ polyp.

 

Điều trị Polyp túi mật ở đâu?

Vì vậy khi bị được bác sĩ thông báo mình bị bệnh, bạn không nên quá lo lắng. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa của mình về tình dạng cũng như kích thước của Polyp. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn phác đồ xử trí đối với tình trạng này như sau:

– Nếu phát hiện bệnh qua siêu âm ổ bụng mà người bệnh không có triệu chứng đau, sốt,.. thì nên siêu âm định kỳ 6 tháng/lần để xem xét sự tiến triển của polyp.

– Nếu sau thời gian đó, người bệnh đi thăm khám phát hiện polyp tăng lên về kích thước (kích thước lớn hơn 10mm), các bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán polyp chứa yếu tố ác tính gây ung thư không và tiến hành chỉ định phẫu thuật sớm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top