Sỏi bàng quang hình thành do yếu tố nào?
Có rất nhiều yếu tố khiến bạn bị sỏi bàng quang, trong đó có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi bàng quang như:
Do sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang
Bất kỳ nguyên nhân nào gây ứ đọng nước tiểu đều dẫn đến nguy cơ tạo thành sỏi bàng quang.
Sỏi từ hệ tiết niệu rơi xuống
Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống, không ra ngoài được và lắng đọng lại thành sỏi bàng quang.
Do tác dụng của một số loại thuốc
Do thời gian dài người bệnh sử dụng một loại thuốc trị bệnh nào đó gây kết tủa, lắng đọng tạo sỏi.
Có thể do sử dụng nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó lại uống ít nước.
Do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động hay nhịn tiểu (thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não…) cũng sẽ dẫn đến tích tụ chất khoáng hình thành bàng quang.
Lười uống nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên bàng quang.
Do một số bệnh lý khác
– Sa bàng quang: Ở phụ nữ, thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo. Điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành bàng quang.
– Phì đại tiền liệt tuyến: Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt to lên, sẽ chặn dòng chảy nước tiểu và làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
– Hội chứng bàng quang thần kinh: Khi các dây thần kinh gửi tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan bàng quang của bạn bị tổn thương hoặc bị hư hỏng do một số bệnh, bàng quang sẽ làm việc không hiệu quả và dẫn đến sỏi.
– Viêm: Nếu bàng quang bị viêm nhiễm, bàng quang có thể được hình thành.
Do thiết bị y tế
Những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như: ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây hình thành sỏi.
Giới tính, tuổi tác
Sỏi bàng quang có nguy cơ cao xảy ra ở nam giới, đặc biệt bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên…
Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Sỏi bàng quang có những dấu hiệu như đau bụng dưới, đau hoặc khó chịu ở vùng bộ phận sinh dục, người bệnh có thể tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc nước tiểu màu sậm. Tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp thì người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Đối với sỏi bàng quang, bệnh viện đang điều trị bằng phương tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Phương pháp này được chỉ định với bàng quang >1cm và <1cm nhưng không thể ra ngoài theo đường tiểu.
Đây là phương pháp sử dụng tia laser luồn theo đường ống tự nhiên của cơ thể (đường nước tiểu) để phá vỡ các viên sỏi thành những vụn sỏi rất nhỏ, sau đó các vụn sỏi sẽ được thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh