✴️ Sỏi thận có gây đau lưng không? sỏi thận có điều trị triệt

Nội dung

Sỏi thận là một bệnh lý không phải xa lạ với mỗi chúng ta, đây là một trong những bệnh khá phổ biến, bị cả ở nam và nữ. Sỏi được hình thành khi có sự tạo khối của các thành phần như canxi và axit uric trong nước tuổi. Thường hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo. Sỏi thận có gây đau lưng không và tại sao lại có hiện tượng này? Bài viết dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ.

soi-than-co-gay-dau-lung

Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo khối của các thành phần như canxi và axit uric trong nước tuổi

 

1. Đau lưng – một trong những biểu hiện điển hình của sỏi thận

Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó mới thực sự là vấn đề khiến ta đau đầu. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi mục đích của chúng là di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót, nguy hiểm hơn dẫn đến ứ nước, giãn thận

Triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì?

– Đau vùng lưng, đôi khi có cảm giác buồn nôn.

– Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có lẫn máu.

– Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn, đau thắt lưng.

– Đau vùng bụng , vùng háng, sốt nhẹ, hay bị rùng mình.

– Nước tiểu có màu khác thường.

soi-than-co-gay-dau-lung1

Đau lưng là một trong những dấu hiệu khá điển hình của bệnh sỏi thận

 

2. Tại sao sỏi thận lại gây ra đau lưng?

Những người sỏi thận thường có cơn đau ở vùng lưng dưới, phần mềm dễ bị tổn thương. Do thận bị đau bởi sỏi nên gây ra tình trạng thận đau quặn, thận có vị trí gần vùng xương cột sống cuối và vùng chậu nên khi đau thận vùng lưng bị ảnh hưởng và chịu đau.

 

3. Cần phát hiện và điều trị sớm

Ngay khi có những triệu chứng của bệnh, cần đi khám để bác sĩ chuyên khoa có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Nếu nhẹ, có thể điều trị nội khoa (uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu nếu sỏi nhỏ dưới 5mm; uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi bị đào thải ra ngoài).

soi-than-co-gay-dau-lung2

Uống nhiều nước sẽ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận

 

Việc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Để phòng bệnh, mỗi chúng ta cần có ý thức ngăn chặn ngay khi chúng có thể hình thành nguy cơ, nguyên nhân gây bệnh, như: Uống nước đủ và đều, ăn uống hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách (nhất là với nữ), không uống quá nhiều rượu bia…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top