✴️ Sỏi thận khi nào phải mổ

Nội dung

Những bệnh nhân bị sỏi thận, nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận. Vậy sỏi thận khi nào phải mổ? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua một số thông tin về sỏi thận trong bài viết sau đây.

Sỏi thận khi nào phải mổ là thắc mắc chung của nhiều người bệnh.

Sỏi thận khi nào phải mổ là thắc mắc chung của nhiều người bệnh.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết thành sỏi. Người bệnh hầu như không biết mình bị sỏi thận vì các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, cho tới khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Các biểu hiện của sỏi thận dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Lúc đầu viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng. Các triệu chứng kèm theo có thể là buồn nôn, đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có lẫn máu.

 

sỏi thận khi nào phải mổ

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, sỏi có thể gây bí tiểu do lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận như điều trị nội khoa, tán sỏi bên ngoài cơ thể hoặc phẫu thuật .

Chỉ mổ để lấy sỏi thận khi sỏi có kích thước rất lớn, gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ra khỏi thận hoặc gây ra các vấn đề khác như chảy máu nghiêm trọng.

Chỉ mổ để lấy sỏi thận khi sỏi có kích thước rất lớn, gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ra khỏi thận hoặc gây ra các vấn đề khác như chảy máu nghiêm trọng.

Với câu hỏi ” sỏi thận khi nào phải mổ”, theo các bác sĩ chỉ mổ để lấy sỏi thận khi sỏi có kích thước rất lớn, gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ra khỏi thận hoặc gây ra các vấn đề khác như chảy máu nghiêm trọng.

Các loại phẫu thuật trong điều trị sỏi thận được áp dụng phổ biến

– Nội soi tán sỏi thận qua da: tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này được sử dụng khi các phương pháp điều trị sỏi thận khác không hiệu quả hoặc sỏi thận có kích thước rất lớn.

– Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: chỉ định cho các trường hợp sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

– Phẫu thuật mổ mở: áp dụng cho các trường hợp sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng kém.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi thận cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi thận cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

Nếu sỏi thận có liên quan tới một vấn đề ở tuyến cận giáp, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật loại bỏ tuyến cận giáp để ngăn ngừa sỏi thận hình thành trong tương lai.

Sỏi thận nếu phát hiện sớm, được điều trị đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến chức năng thận và hạn chế tái phát. Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ sỏi thận cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top