Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi có thể xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nóng, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại dễ phát triển.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận (sạn thận) là bệnh lý xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… thành những tinh thể rắn, thường gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi thận có thể lên tới vài cm.
Đối với sỏi thận kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn hình thành trong thận, niệu quản, bàng quang… có thể gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với ức khỏe.
Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố: (1) lượng nước tiểu ít, (2) nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như: oxalat, calci, acid uric, (3) không có đủ những chất có khả năng hòa tan những chất này để ngăn ngừa sự kết tủa. Một số nguyên nhân gây ra sỏi thận có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc tùy tiện
Sử dụng thuốc bừa bãi không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể là lí do dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Cps thể kể đến một số nhóm kháng sinh như: Cephalosporin, Penicillin…
Chế độ ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Uống ít nước
Khi cơ thể nạp vào ít nước sẽ không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài, làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.
Mất ngủ kéo dài
Mô thận có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể được nghỉ ngơi, chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện và càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng cao.
Nhịn ăn sáng
Vào buổi sáng cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Nếu bạn nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận hàng đầu. Nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến các chất khoáng không được đào thải, dẫn đến sự lắng đọng trong thận. Khi lượng calci tích tụ đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
Phương pháp điều trị sỏi thận
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp kích thước sỏi quá lớn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng để chữa sỏi thận, ít xâm lấn.
Căn cứ vào tình trạng sỏi thực tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp chữa sỏi thận thích hợp như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi qua da, nội soi ngược dòng niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi… giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tối đa rủi ro và phục hồi trong thời gian ngắn nhất.
Điều trị nội khoa
Đối với kích thước sỏi nhỏ hoặc sỏi ở giai đoạn đầu, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân có thể đi tiểu ra sỏi. Đây được xem là phương pháp an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh mà vẫn đem lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận.
Để đạt được điều đó cần có sự kết hợp các giữa yêu cầu khi sử dụng thuốc như: Tăng khả năng bào mòn sỏi, rút ngắn thời gian điều trị. Tăng lượng nước tiểu qua thận giúp đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn. Chống viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến chứng.
– Uống đủ 2-3 lít nước/ngày.
– Sử dụng đồ uống chứa caffeine 1 cách hợp lý.
– Hạn chế sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt…
– Ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
– Hạn chếthực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
Bệnh sỏi thận thường có diễn biến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do đó, việc nắm vững các kiến thức về bệnh sỏi thận sẽ giúp mỗi chúng ta sớm nhận biết cũng như phòng ngừa sỏi thận.
Quan trọng nhất trong số những chất có chức năng hòa tan nhiều loại chất khoáng có khuynh hướng kết tủa thành sỏi là citrate và quả chanh là nguồn thực phẩm tự nhiên có hàm lượng cao nhất hoạt chất này.
Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Đây cũng là loại nước uống hỗ trợ chữa sỏi thận được đánh giá là hiệu quả.
Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.
Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm.
Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi thận trong suốt thời gian trên.
Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước tiểu mỗi ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh