Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer)

Nội dung

Đại cương

– Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate cancer) là một bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong vào những năm 70 và 80 là 0,7% đối với đàn ông da trắng, 1,6% đối với đàn ông Mỹ gốc Phi, tỷ lệ này tăng hàng năm khoảng 3,1% tính đến năm 1995. Tại Châu Âu, con số tử vong năm 1994 tại Hà Lan: 33/100.000 người, tại Thụy Điển: 28/100.000 người.
– Có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ mắc bệnh ở các dân tộc: cao nhất ở người Mỹ gốc Phi: 250/100.000 người, sau đó là người Mỹ gốc Châu Âu; thấp nhất tại các nước Châu Á: 93,8/100.000 người tại Trung Quốc, ở Châu Âu các nước Scandinavian có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
– Ung thư tuyến tiền liệt được coi là căn bệnh của người cao tuổi, tần suất mắc bệnh tăng tỷ lệ so với lứa tuổi, phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh sau 50 tuổi, tuổi trung bình được chẩn đoán: 72 tuổi.
– Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một nghiên cứu thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh này. Trong một số nghiên cứu đơn lẻ người ta thấy tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt tình cờ phát hiện được qua xét nghiệm giải phẫu bệnh lý sau mổ mở u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là 7,2%. Theo số liệu của Nguyễn Anh Tuấn, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt từ năm 1991-1995 tại Hà Nội: 1,3/100.000 người và tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1995-1996: 2,3/100.000 người.

 

 

* Yếu tố nguy cơ

– Tuổi: tần số mắc bệnh tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi 81-90 tỷ lệ mắc 40-73%.
– Chủng tộc: phổ biến ở người da đen người da trắng, độ tuổi mắc bệnh ở người da đen cũng sớm hơn.
– Yếu tố gia đình: nguy cơ tăng gấp đôi ở những người có bố hoặc anh em trai bị ung thư tiền liệt tuyến. Tỷ lệ tăng lên gấp 5 lần nếu gia đình có hai hoặc ba người mắc bệnh.
– Yếu tố nội tiết: phụ thuộc hormone androgene, không gặp ung thư tiền liệt tuyến ở những người không có tinh hoàn.
– Yếu tố môi trường: thức ăn nhiều Lipid, sữa hoặc thức ăn giàu canxi có thể tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Hoạt động tình dục, thuốc lá, uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Phân loại TNM (theo T)

return to top