✴️ Phân biệt polyp trực tràng không cuống và có cuống

Polyp trực tràng là một tổ chức tân sinh được tạo ra do sự tăng sinh tổ chức quá mức cũng như sự phát triển thành khối u và tồn tại trong lòng trực tràng. Hầu hết các khối u này là lành tính tuy nhiên một số ít có thể là ác tính hoặc hóa ác tính nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Polyp trực tràng được chia làm 2 loại: polyp trực tràng không cuống và có cuống.

phan-biet-polyp-truc-trang-khong-cuong-va-co-cuong-02

Polyp trực tràng có 2 dạng: Polyp có cuống và không có cuống

 

Phân biệt polyp trực tràng có cuống và không cuống

Polyp trực tràng có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai loại chính đó là polyp trực  tràng không cuống và có cuống. Dựa vào hình thái của polyp để các bác sĩ phân biệt 2 loại polyp này.

Những loại polyp không có cuống thường có chân rộng và không có sự xuất hiện của cuống, còn đối với dạng polyp có cuống thì có chân nhỏ và cuống dài.

Để biết được hình dạng và kích thước hiện nay các bác sĩ thường áp dụng phương pháp nội soi đại trực tràng. Tuy nhiên số lượng và kích thước của polyp đại tràng ở mỗi người là khác nhau, có người có thể có một hay nhiều polyp, cũng có người có polyp nhỏ nhưng ở người khác thì polyp đã phát triển ra to và mang khối lượng lớn hơn.

Biểu hiện của bệnh polyp trực tràng thường không rõ ràng và khó nhận biết, thậm chí có nhiều người không thể phát hiện bệnh cho đến khi tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ. Vì thế các bác sĩ luôn khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm1 lần để có thể phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị kịp thời, tránh để bệnh ra nặng sẽ khó chữa.

phan-biet-polyp-truc-trang-khong-cuong-va-co-cuong01

Polyp có 2 dạng: có cuống và không có cuống

 

Điều trị polyp trực tràng không cuống và có cuống

Đối với các trường hợp polyp trực tràng dù ở dạng u lành tính hay ác tính, có cuống hay không có cuống thì các bác sĩ sẽ đều sẽ tiến hành cắt bỏ.

Trường hợp khối u đã hóa ác tính thì việc cắt bỏ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bởi lẽ tình trạng vết sẹo cắt còn tế bào ung thư và khả năng tái phát lại rất cao. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân cần phải tiến hành cắt bỏ đoạn đại tràng chứa polyp dưới sự kết hợp giữa bác sĩ nội soi và bác sĩ phẫu thuật nội soi ổ bụng.

Việc cắt bỏ toàn bộ phần đại trực tràng chứa polyp của người bệnh đa polyp đại trực tràng do di truyền là việc bắt buộc phải làm. Ngoài ra rất có thể còn phải tiến hành kiểm tra những người thân trong gia đình người bệnh nhằm phát hiện khối u và loại bỏ chúng một cách sớm nhất, nhằm ngăn chặn tình trạng ác tính hóa và gây nên ung thư.

 

Cách phòng ngừa polyp đại trực tràng

Bên cạnh việc thăm khám sức khỏe định kỳ, người bệnh nên thực hiện một số điều sau đây:

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồ ăn cứng, có chứa nhiều axit…

– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, sinh hoạt hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

– Giữ tâm lý luôn luôn vui vẻ, lạc quan, thỏa mái cũng chính là liều thuốc quan trọng giúp chiến thắng mọi bệnh tật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top