Phẫu thuật nội soi còn được gọi là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo một vài vết rạch rất nhỏ ở vị trí cần phẫu thuật, sau đó đưa ống nội soi có gắn camera và nguồn sáng vào trong cơ thể, tiếp đến là các dụng cụ cần cho cuộc mổ. Camera sẽ truyền hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể lên màn hình tivi. Bác sĩ dựa vào hình ảnh từ camera để thực hiện các thao tác cần thiết.
Lợi ích của phẫu thuật nội soi:
Trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc hiện đang sử dụng (kể cả chất bổ sung và thảo dược) với bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh về liều lượng thuốc hoặc đề nghị tạm ngừng sử dụng để tránh ảnh hưởng tới kết quả của phẫu thuật nội soi. Những loại thuốc này bao gồm:
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ hoặc chụp X quang. Người bệnh cũng có thể sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh nhất định như siêu âm, chụp CT hay MRI.
Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ hình dung trực quan rõ hơn cơ quan có vấn đề bên trong cơ thể, góp phần cải thiện hiệu quả của phẫu thuật nội soi.
Người bệnh cần nhịn ăn uống ít nhất là 8 giờ trước khi mổ.
Sau khi hoàn thành phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển tới khu vực khác để chăm sóc và theo dõi. Nhiều trường hợp có thể trở về nhà ngay trong ngày. Trong quá trình hồi phục, nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, ăn uống hợp lý và tái khám đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Biến chứng sau phẫu thuật nội soi là rất hiếm tuy nhiên như với bất cứ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật nội soi vẫn tồn tại một số biến chứng nhất định như nhiễm trùng, chảy máu trong ổ bụng, hình thành sẹo. Gây mê trong phẫu thuật có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và viêm phổi nhưng tỷ lệ người bệnh gặp phải biến chứng này rất thấp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh