Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: coi chừng biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mọi người cần chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ tư trong các bệnh lý mạn tính. Tại Việt Nam , tỉ lệ mắc COPD ở dân số từ 15 tuổi trở lên là 2,5 % và ở dân số từ 40 trở lên là 5 %.
Đặc trưng của COPD là hai tình trạng: khí phế thủng và viêm phế quản mạn. Khí phế thủng là sự phá hủy dần vách phế nang, là nơi có trách nhiệm trao đổi Oxy cho cơ thể. Ngoài ra các bẫy khí này làm cho sự hít thở của bệnh nhân đặc biệt khi thở ra trở nên khó khăn. Viêm phế quản mạn là sự viêm mạn tính của các ống dẫn khí. Khi tình trạng viêm phế quản mạn này xảy ra, bệnh nhân sẽ tăng tiết đàm nhớt, dẫn đến hẹp đường dẫn khí, dẫn đến khó thở.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Coi chừng biến chứng nguy hiểm
Biến chứng tim: Những người bị phổi tắc nghẽn mạn tính gặp khó khăn để cơ thể có thể lấy đủ oxy và thải carbon dioxide ra ngoài môi trường, trong những trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân sẽ gặp những tình trạng mức độ oxy trong máu thấp, mức carbon dioxide cao.
Trào ngược dạ dày thực quản: Nghiên cứu của Hàn Quốc được công bố trên tạp chí BMC Medicine Lung chỉ ra rằng, ít nhất 28% số người bị COPD bị trào ngược dạ dày thực quản.
Suy dinh dưỡng: Theo tạp chí Parenteral and Enteral Nutrition năm 2014 có 11% những người bị bệnh COPD bị suy dinh dưỡng.
Những người mắc bệnh COPD thường hay gặp khó khăn với những hoạt động bình thường, như việc mang vật nặng, đi bộ leo cầu thang, gần 30% thường bị mất ngủ mạn tính.
Điều trị bằng cách nào?
Người bệnh COPD phải dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý thêm bớt; không lạm dụng thở oxy khi người bệnh không thực sự khó thở; tránh những thay đổi đột ngột tới người bệnh như thay đổi thời tiết, thay đổi cảm xúc – tâm lý; dự phòng nhiễm khuẩn phổi; dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý; đảm bảo đủ lượng nước; tránh các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy; người bệnh cần thư giãn hoặc tập luyện nhẹ nhàng nếu có thể.
Đặc biệt người bệnh tắc nghẽn mạn tính cần kiêng tuyệt đối thuốc lá vì hút thuốc có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh