✴️ Các dạng viêm phế quản phổ biến hiện nay

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp trong đó niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm.
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp trong đó niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm.

Là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 6 tuần).
Nguyên nhân gây bệnh là do virus tấn công lớp niêm mạc của phế quản, gây ra viêm nhiễm. Khi có thể chống lại những con virus này tình trạng phu nè xảy ra và tạo thành nhiều đờm hơn.
Triệu chứng thường gặp: Thường xuyên ho, có đờm, thường xuất hiện từ 24-48 giờ sau khi ho, sốt cao, lạnh run, đau, có cảm giác đau thắt ngực, đau dưới xương ức gây khó thở, thở ngắn. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như sốt cao, người lạnh run,…

 

Viêm phế quản mạn tính

Là tình trạng viêm nhiễm hay kích thích ở đường thở (phế quản) kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh thường tái phát vào mùa thu hoặc mùa đông.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do khói thuốc lá. Khi khói thuốc lá được hít vào bên trong phổi, chúng gây kích thích đường thở và làm tăng tiết dịch đàm nhầy. Ngoài ra những người tiếp xúc với những chất kích thích khác gây kích thích đường thở trong thời gian dài như khói hóa chất, bụi cũng có thể gây viêm phế quản mạn tính.
Triệu chứng thường gặp: Thường xuyên ho khạc vào buổi sáng, ho nhiều, ho có đờm màu vàng đục hoặc xanh, đờm có chất dính, một số trường hợp đờm nhầy và trong, người bệnh thường xuyên cảm thấy suy nhược và khó thở.

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm nhiễm hay kích thích ở đường thở (phế quản) kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm nhiễm hay kích thích ở đường thở (phế quản) kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

 

Viêm phế quản dạng hen (viêm phế quản co thắt)

Viêm phế quản dạng hen hay còn được gọi là viêm phế quản co thắt là một dạng viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm, dẫn tới tình trạng sưng phế quản, phù nề và co thắt làm đường thở bị hẹp lại.
Nguyên nhân gây bệnh di không khí bị ô nhiễm, do stress kéo dài, rối loạn hệ thống dạ dày, đường ruột,…
Triệu chứng ở người bị viêm phế quản dạng hen là thường bị khó thở, thở khò khè, thậm chí là thở rít giống như người bị hen suyễn.

 

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh viêm phế quản mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau:

  • Đối với những trường hợp viêm phế quản cấp tính nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày nếu được chăm sóc tốt. Lúc này, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều nước, không hút thuốc và tránh xúc động mạnh. Nên sử dụng các loại thuốc hít để làm giãn phế quản và thuốc ho long đờm giúp tổng đẩy đờm nhanh ra khỏi phổi.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi viêm phế quản
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi viêm phế quản.
  • Đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thì cần tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, tránh xúc động mạnh, nếu bạn đang hút thuốc lá thì cần ngưng ngay. Bên cạnh đó có thể dùng thêm thuốc xông và siro ho long đờm.
  • Viêm phế quản co thắt: Tương tự cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản nói chung, hỗ trợ điều trị viêm phế quản co thắt có thể dùng kháng sinh (do vi khuẩn) hoặc “tự khỏi” (do virus) gây ra. hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả nhất là hỗ trợ điều trị theo kháng sinh đồ và uống thêm các thuốc giãn phế quản, thuốc làm loãng đờm nhằm tăng cường tác dụng hỗ trợ điều trị của kháng sinh. Nhưng cần lưu ý: cần tuyệt đối dùng đúng liều lượng đã được kê đơn theo đúng chỉ định của bác sĩ chi đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top