✴️ Xét nghiệm đường huyết bệnh lý đái tháo đường

Nội dung

Xét nghiệm đường huyết là chỉ định cần thiết trong thăm khám sức khỏe chẩn đoán phát hiện sớm định lượng đường trong máu đối phó kịp thời với bệnh lý đái tháo đường hoặc hạ đường huyết ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

 

1. Các chỉ số xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết lúc sáng sớm

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Kết quả phản ánh nồng độ glucose trong máu ở thời điểm lấy máu xét nghiệm, nó là chỉ tiêu đánh giá tình trạng bệnh hiện tại và đánh giá kết quả điều trị, hoặc dựa vào nó để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Xét nghiệm đường huyết lúc sáng

Xét nghiệm đường huyết lúc sáng

 

Bệnh nhân cần nhịn đói trước khi lấy máu xét nghiệm từ 8-10 giờ, thời điểm lấy máu thường là vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn.

Nhận định kết quả:

+ Giá trị bình thường 3,9 – 6,4 mmol/L.

+ Trong trường hợp xét nghiệm lúc đói 3 lần liên tiếp nồng độ glucose máu > 7,1 mmol/L hoặc xét nghiệm lúc bất kỳ nồng độ glucose máu > 11,1 mmol/L người bệnh được xác định là đái tháo đường.

+ Khi glucose máu < 2,5 mmol/L, người bệnh được xác định là hạ đường huyết.

+ Trong trường hợp nồng độ glucose huyết thanh cao trên mức 20 mmol/L, người bệnh có nguy cơ hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

Xét nghiệm đường huyết sau ăn 2 giờ:

Glucose trong máu tăng sau ăn khoảng 10 phút, ở người bình thường, glucose đạt đỉnh sau 1 giờ và hiếm khi vượt quá 140mg/dL (7,8mmol/L) và sau 2 – 3 giờ sẽ trở lại mức bình thường trước khi ăn.

Chỉ số đường huyết sau khi ăn

Chỉ số đường huyết sau khi ăn

 

Theo đó, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ <140mg/dL là bình thường, từ 140 – 199 mg/dL là rối loạn dung nạp glucose và >180mg/dL là bị tiểu đường.

 

2. Những lưu ý trước khi đo đường huyết tại nhà

– Tránh vận động mạnh, để tâm lí cần ổn định, tránh gây tăng cao kháng thể insulin, ảnh hưởng kết quả, điều trị sẽ không đạt hiệu quả.

– Cần rửa tay sạch trước khi đo đường huyết, để tránh việc để đường dính vào tay, gây ảnh hưởng đến kết quả

– Chọn vị trí lấy máu: Bạn có thể chọn một vị trí khác trên cơ thể ngoài đầu ngón tay để lấy mẫu máu thử. Bạn có thử ở lòng bàn tay. Nhưng bạn nên thử trên đầu ngón tay vì sẽ ít bị sai số và không bị ảnh hưởng đến kết quả. Máu ở đầu ngón tay có thể kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top