✴️ Coi chừng dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi

Các dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi

Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp (sốt; ngạt mũi, chảy nước mũi, ho…) cần chú ý theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để dự phòng các trường hợp diễn biến thành viêm phổi có suy hô hấp tiến triển nhanh.

Trẻ bị viêm phổi sẽ có các biểu hiện như sốt cao, rét run, suy hô hấp...ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Trẻ bị viêm phổi sẽ có các biểu hiện như sốt cao, rét run, suy hô hấp…ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Các triệu chứng cần chú ý bao gồm: Sốt cao liên tục có cơn rét run, tụt nhiệt độ xuống dưới 36 độ C, chậm chạp, lười hoạt động ở những trẻ trước đó rất hiếu động, bỏ ăn, quấy khóc.

Ngoài ra cần chú ý tới các triệu chứng suy hô hấp (thở nhanh nông, phập phồng cánh mũi, tím môi, đầu chi, nói câu ngắn, vã mồ hôi, thở khò khè,…); nôn mửa nhiều, tụt huyết áp, mất nước nặng,…

Khi có các dấu hiệu này, lập tức đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp trẻ chỉ có biểu hiện viêm đường hô hấp trên nhưng sau đó chỉ 2 – 3 ngày, bệnh đã tiến triển rất nhanh với các triệu chứng của viêm phổi có khó thở rất nặng. Hoặc ở người già, sau sốt, ho một vài ngày đã phải nhập viện vì rối loạn ý thức do suy hô hấp nguy kịch.

Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi, hoặc tử vong. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm cải thiện tình trạng bệnh, ngăn biến chứng.

Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, virus, nấm là căn nguyên gây bệnh. Bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng tùy theo mức độ bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau hạ sốt, bồi phụ nước điện giải, giảm ho, long đờm, kết hợp vỗ rung, dẫn lưu đờm theo tư thế).

Bệnh nhân viêm phổi được điều trị ngoại trú (điều trị tại nhà) khi không có các dấu hiệu nặng của bệnh. Khi bệnh nhân có một trong các dấu hiệu sau, cần được điều trị tại bệnh viện: thở nhanh > 25 lần/phút, có tím môi, đầu ngón chân, ngón tay; Mạch nhanh > 100 lần/phút, có huyết áp thấp; Rối loạn ý thức: lú lẫn, nói lảm nhảm, la hét, co giật; Sốt cao > 400C hoặc nhiệt độ cơ thể hạ quá thấp < 350C.

 

Phòng viêm phổi lúc giao mùa

Người già và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh viêm phổi do đó cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả như:

Giữ ấm cơ thể cho người già, trẻ em vào khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh

Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi

Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi

Bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu

Điều trị tốt các bệnh mạn tính (tim mạch, hô hấp)

Không dùng kháng sinh tùy tiện gây kháng thuốc

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho người già và trẻ em giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top