✴️ Điều trị hiệu quả viêm phế quản cấp tính

Nội dung

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản. Bệnh được tạo thành từ các ống nhỏ hơn (bao gồm phế quản thùy và tiểu phế quản tận), có chức năng dẫn khí. Khi ống bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề xung huyết,… tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở. Vì thế khi có dấu hiệu bạn cần hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm phế quản cấp tính càng sớm càng tốt.

1. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính

1.1. Viêm phế quản cấp do vi rút

– Viêm phế quản cấp do vi rút chiếm 50 đến 90% các trường hợp viêm phế quản cấp. Các nhà khoa học đã ghi nhận có trên 180 vi rút gây bệnh.
– Các vi rút gây viêm phế quản cấp thường gặp nhất là các vi rút cúm, vi rút gây dịch SARS, vi rút cúm gia cầm (H5N1), virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng virus khác.

1.2. Viêm phế quản cấp do vi khuẩn

– Viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường ít gặp hơn các trường hợp viêm phế quản cấp do vi rút.
– Trong số các vi khuẩn gây viêm phế quản cấp thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình, trong tế bào, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn.

dieu-tri-hieu-qua-viem-phe-quan-cap-tinh-1

Viêm phế quản là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm

1.3. Triệu chứng của viêm phế quản cấp tính

Triệu chứng điển hình đó là sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy, ho khan, khạc đàm trắng hay đau rát vùng họng và ngực. Diễn tiến của bệnh thường là lành tính, tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề và kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.

Triệu chứng cụ thể:

– Khởi đầu là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Phần lớn người bệnh bị ho dưới 2 tuần, tuy nhiên có khoảng 26% bệnh nhân vẫn bị ho trên 2 tuần, một vài trường hợp bị ho 6 – 8 tuần.

– Thời kỳ toàn phát gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu (3 – 4 ngày, còn gọi là giai đoạn viêm khô): Người bệnh có biểu hiện sốt 38 – 39 độ C, thậm chí có thể lên tới 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Ngoài ra có thể khó thở nhẹ, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

+ Giai đoạn 2: (6 – 8 ngày, còn gọi là giai đoạn ướt): Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, có thể còn bị sốt. Ho nhiều đờm, đờm có mủ xanh hoặc vàng (khi bội nhiễm). Nghe phổi có ran ẩm.

Viêm phế quản cấp tiến triển lành tính, ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng, ở người nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng: Viêm phổi, phế quản phế viêm, thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.

 

2. Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, có thể bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Trong một số trường hợp, dựa vào các biểu hiện của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chẩn đoán người bệnh có mắc viêm phế quản hay không.

  • Chẩn đoán cận lâm sàng:

    • X-quang phổi bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày.
    • Xét nghiệm máu: có thể có số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.

dieu-tri-hieu-qua-viem-phe-quan-cap-tinh-3

Bệnh viêm phế quản gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân

 

3. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp tính

Mục tiêu chính là hỗ trợ điều trị triệu chứng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Có thể hỗ trợ điều trị bằng cách dùng thuốc tây hoặc bằng thảo dược:

Hỗ trợ điều trị bằng thuốc:

– Hạ sốt, giảm đau: Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38.5 độ C. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày vì sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Uống nhiều nước để tránh bị mất nước.

– Thuốc trị ho khan hoặc ho có đờm, tùy vào tình trạng của người bệnh.

– Nếu có biểu hiện khó thở bạn có thể dùng thuốc giãn phế quản.

Có dùng kháng sinh hay không ?

Chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản làm tăng chi phí hỗ trợ điều trị, tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

– Người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng

– Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời

– Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao > 10Giga/ lít. Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh.

– Trong trường hợp bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng, thường là viêm phế quản cấp do virus không cần dùng kháng sinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top