Hầu hết người mắc phải bệnh lao đều bị tụt cân do nhiều nguyên nhân như chán ăn, buồn nôn và đau bụng. Dần dần hệ miễn dịch bị suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn làm tăng khả năng bệnh lao tiềm ẩn sẽ phát triển thành bệnh lao hoạt động.
Việc tiếp xúc, sinh hoạt, quan hệ tình dục cộng thêm tình trạng suy dinh dưỡng ở những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân mắc bệnh lao hoạt động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ dinh dưỡng nghèo nàn ở bệnh nhân mắc lao hoạt động có liên quan đến việc tăng tần suất, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ tử vong tăng gấp 2 đến 4 lần. Ngoài ra còn có nguy cơ cao gấp 5 lần tổn thương gan do thuốc.
Đứng cân hoặc tăng cân chậm trong điều trị lao cũng làm tăng nguy cơ tái phát ngay cả sau khi điều trị hoàn toàn lao.
Dinh dưỡng có liên quan đến một số kết quả nghiêm trọng liên quan đến bệnh lao, bao gồm:
Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Tăng mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn
Điều trị: Tăng tác dụng phụ (nhiễm độc gan), kém hấp thu các thuốc như rifampicin, tăng tái phát sau khi khỏi bệnh, chậm chuyển đổi đờm.
Lây truyền bệnh lao trong gia đình: Tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở những người tiếp xúc thiếu dinh dưỡng.
Có một số nguyên tắc để chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng như là một phần quan trọng trong chăm sóc và phòng ngừa bệnh lao và chúng bao gồm:
Một chế độ ăn uống đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe của tất cả mọi người, bao gồm cả những người bị nhiễm lao và người tiếp xúc với người bệnh.
Do mối liên hệ hai chiều giữa dinh dưỡng và bệnh lao đang hoạt động, cần đánh giá và cung cấp dinh dưỡng như là những phần quan trọng trong điều trị và chăm sóc người mắc bệnh lao.
Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, mất vệ sinh nguyên nhân cũng chính là hậu quả của bệnh lao.
Lao thường đi kèm với các bệnh khác như HIV, tiểu đường, hút thuốc, lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Thức ăn trong một bữa ăn cần bao gồm đầy đủ nhóm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Kẽm: Ngoài là một yếu tố cần cho sự đông máu, kẽm còn có tác dụng làm giảm tốc độ lão hóa da ,tăng tốc độ phục hồi vết thương và cân bằng hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân lao phổi có thể bị thiếu hụt kẽm do tác dụng của thuốc dẫn đến chán ăn và suy giảm hệ miễn dịch. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có hải sản, đậu hà lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc….
Sắt: Sắt là chất tạo nên thành phần hemoglobin của hồng cầu và là thành phần quan trọng trong nhân tế bào. Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Cần bổ sung các thực phẩm chứa sắt trong khẩu phần ăn: mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng…
Kali (có vai trò giảm xuất huyết và tăng sinh các tế bào khỏe mạnh). Nên bổ sung thêm rau xanh, dầu thực vật, gan, khoai tây, măng… Thực phẩm chứa nhiều selen (có vai trò loại bỏ các chất độc hại, hoạt hóa lại hệ thống enzyme..) như sữa, đậu tương, vừng, ớt…
Trong khẩu phần ăn bệnh nhân cần thêm vào các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, phomai,…. Vai trò của chất xơ sẽ giúp bệnh nhân cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy.
Vitamin A, E ,C là những chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó tránh được quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn. Những thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin này là: gan, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển, rau có màu xanh….
Vitamin K, vitamin nhóm B: Do đường tiêu hóa bị tổn thương, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của người bệnh kém, dẫn đến thiếu hụt vitamin K và vitamin nhóm B. Kết quả của sự thiếu hụt ấy có thể gây trở ngại cho quá trình đông máu (vitamin K), làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây viêm dây thần kinh ngoại biên…
Cần chú ý bổ sung một số thực phẩm như gan, rau xanh, thịt lợn, đậu, khoai tây…
Người bệnh cần kiêng ăn các đồ cay nóng, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, hạn chế thức ăn nhiều mỡ, các thức ăn chế biến sẵn giúp cải thiện tình trạng ho, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm, rối loạn thần kinh…
Chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi để tránh sự lây lan của trực khuẩn lao.
Việc điều chỉnh tỉ lệ các nhóm dinh dưỡng còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Đối với giai đoạn cấp, cần chú ý cho bệnh nhân ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Duy trì lượng nước 2 – 3 lít/ngày. Đối với giai đoạn phục hồi, cần chú ý tăng tỉ lệ chất đạm, vitamin và chất xơ .
Lượng thức ăn vào của bệnh nhân thường tùy thuộc theo thể trạng. Nên đối với người có thể trạng gầy cần ăn nhiều hơn để đạt được chỉ số BMI phù hợp. Ngược lại, với bệnh nhân có thể trạng béo phì thì cần ăn ít lại, đặc biệt tránh thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận mạn tính
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh