✴️ Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau các bệnh tim mạch, ung thư.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin mới nhất về hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

 

1. Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là gì?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là những bệnh về đường hô hấp dưới không phải do lao. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, nấm và siêu vi trùng gây nên. Bệnh có tính cấp tính, tiến triển nhanh và có nguy cơ tử vong cao.
Ở nước ta, những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp ở nước ta như: viêm khí phế quản, giãn phế quản, áp-xe phổi, hen phế quản bội nhiễm, viêm phổi, tâm phế mạn.

 

2. Biểu hiện lâm sàng hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh có tính nguy hiểm cao

 

Nhiễm trùng là một dạng bệnh cấp tính nên triệu chứng thường gặp nhất là:

– Người bệnh có dấu hiệu sốt, thậm chí sốt rất cao, cặp nhiệt độ có thể đo được trên 39oC.

– Môi bị khô, nẻ, lưỡi bẩn. Mệt mỏi, ăn ngủ kém, người gầy, sút cân, da xanh tái, nhợt nhạt.

– Xuất hiện hội chứng nhiễm độc cấp tính. Khi đo huyết áp thấy tim đập bất thường, huyết áp tụt.

 

3. Nguyên nhân của bệnh nhiễm khuần đường hô hấp dưới

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng phổi. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gặp nhất là yếu tố khí hậu nhất là vào thời điểm đông xuân do khí hậu ẩm ướt, áp suất khí giảm. Ở những thời điểm này, chúng ta rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp trên như cảm cúm, ho, nghẹt mũi,…và nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể lan xuống dưới gây ra các bệnh viêm đường hô hấp dưới.

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá cũng là nguy cơ cao dẫn tới bệnh nhiễm trùng phổi. Đặc biệt, ở những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, người bênhtiểu đường, người nghiện rượu bia, hay do chế độ dinh dưỡng kém,…

 

4. Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

– Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới rất dễ mắc ở những người có đề kháng yếu, người cao tuổi và trẻ nhỏ, vì vậy chế độ sinh hoạt phòng ngừa bệnh ở những người này cần đặc biệt chú ý.

– Đối với những thường xuyên phải tiếp xúc trong môi trường khói bụi, độc hại cần phải được trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động kỹ càng.

– Sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường, chú ý vệ sinh mũi họng thường xuyên, có thể xông mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng tốt cho cơ thể.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh phổi nhiễm khuẩn đường hô hấ dưới, khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, người bệnh nên đi khám và điều trị triệt để, tránh để bệnh lây lan xuống đường hô hấp dưới.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top