Có nhiều nguyên nhân gây ra xơ phổi gồm:
Các nhà chuyên môn cho biết có một số yếu tố nguy cơ gây xơ phổi là: do dùng thuốc, do môi trường và nghề nghiệp, người hút thuốc lá, thuốc lào, hay có tiền căn hút thuốc trước đây. Bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, mắc các bệnh nhiễm khuẩn…
Có 3 dạng xơ phổi là: xơ phổi thứ phát sau khi có tổn thương phổi như sau lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi; Xơ phổi khu trú do hít phải các chất gây kích thích như bụi than, silica; Bệnh phổi mô kẽ lan tỏa, xơ phổi vô căn và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai.
Để chẩn đoán xơ phổi có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: khó thở, thở mệt, ho kéo dài, khò khè, ho ra máu, đau ngực.
Bệnh nhân có dấu hiệu tím trung ương, ngón tay dùi trống, tăng áp phổi, suy tim phải nếu bệnh ở giai đoạn muộn.
Xét nghiệm cận lâm sàng như:
Bệnh xơ phổi cần phân biệt với các bệnh phổi khác có dấu hiệu giống với xơ phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen – giãn phế quản, suy tim sung huyết, bệnh ung thư phổi…
Đến nay, hầu như không có điều trị hiệu quả cho bệnh xơ phổi. Một số can thiệp có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị xơ phổi gồm: ngưng thuốc lá, tránh nhiễm các hóa chất, khói, bụi, ngưng dùng các thuốc có liên quan hay là nguyên nhân gây ra bệnh; Tiêm phòng bệnh cúm và phòng bệnh do phế cầu; Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Phẫu thuật ghép phổi là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh xơ phổi. Tuy nhiên, phẫu thuật ghép phổi có nhiều nguy cơ và biến chứng và chỉ áp dụng được cho số ít bệnh nhân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh