✴️ Những lưu ý trong điều trị viêm phổi

Nguyên nhân gây viêm phổi

Viêm phổi có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi. Những yếu tố gây bệnh thường là:

  • Người bệnh mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp như giãn phế quản, tắc nghẽn phổi mạn tính,… Bên cạnh đó, người bệnh mắc một số bệnh về tai mũi họng cũng là nguy cơ dẫn đến viêm phổi.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, lạnh đột ngột, hanh khô
  • Cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng kém, còi xương, suy dinh dưỡng, người tuổi cao, già yếu.
  • Trẻ em có những khuyết tật đường hô hấp bẩm sinh
  • Người từng bị chấn thương sọ não, hôn mê sâu.
  • Môi trường sống không sạch sẽ thoáng đãng, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Đặc biệt, người nghiện rượu, thuốc lá nguy cơ mắc viêm phổi cao.

 

Phân loại viêm phổi

Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau mà bệnh viêm phổi có thể được chia thành nhiều loại:
Phân loại theo lâm sàng
– Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: là viêm phổi xuất hiện bên ngoài Bệnh viện, bao gồm:
+ Viêm phổi điển hình (viêm phổi kinh điển): viêm phổi do vi khuẩn.
+ Viêm phổi không điển hình (viêm phổi do vi khuẩn không điển hình hoặc viêm phổi do virus) .
– Viêm phổi mắc phải ở Bệnh viện: là viêm phổi xuất hiện sau khi nhập viện 48 giờ hoặc muộn hơn, bao gồm  viêm phổi xuất hiện ở nhà ăn dưỡng, điều dưỡng, trại tâm thần, trại phục hồi chức năng.
– Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch:
+ Viêm phổi ở người bệnh thiếu hụt globulin miễn dịch và bổ thể.
+ Viêm phổi ở người thiếu hụt bạch cầu hạt.
+ Viêm phổi ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch tế bào: ở người mắc bệnh ác tính, người ghép tạng, ở bệnh nhân AIDS.
+ Viêm phổi ở những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch khác.

Viêm phổi có thể xảy ra trên mọi đối tượng
Viêm phổi có thể xảy ra trên mọi đối tượng

Phân loại theo diễn biến
– Viêm phổi cấp tính.
– Viêm phổi bán cấp tính.
– Viêm phổi mạn tính.
Phân loại theo hình ảnh Xquang lồng ngực
– Viêm phổi thuỳ.
– Viêm phế quản-phổi (phế quản-phế viêm) .
– Viêm phổi kẽ.
– Áp xe phổi.
Phân loại theo căn nguyên vi sinh
– Viêm phổi do vi khuẩn.
– Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình.
– Viêm phổi do virus.

 

Một số lưu ý khi hỗ trợ điều trị viêm phổi

Dùng thuốc
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và lựa chọn kháng sinh phù hợp nhằm hỗ trợ điều trị từng loại virus, từng chủng vi khuẩn, nấm gây bệnh. Khi chưa có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên bệnh, bác sĩ căn cứ vào các yếu tố như dịch tễ, mức độ nặng của bệnh và tuổi bệnh nhân,… Thời gian dùng kháng sinh khoảng từ 7 – 10 ngày nếu do các tác nhân gây bệnh điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.
Hỗ trợ hỗ trợ điều trị
Khi bệnh nhân có những biểu hiện sốt cao, cần hạ nhiệt bằng paracetamon, chườm mát, truyền dịch nếu hiện tượng sốt cao diễn ra trong thời gian dài. Tránh để người bệnh khó thở, cần làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm, nằm kê cao đầu. Khi có những biểu hiện nguy hiểm như suy thở, cần cho người bệnh thở oxy, nếu người bệnh ngừng thở, tím tái có thể đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp,…

Cách chăm sóc

  • Bạn nên cho người bệnh ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều tránh tình trạng tình trạng trào ngược.
  • Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống thoáng mát.
  • Theo dõi sát tình trạng, biểu hiện khó thở, tím tái của người bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top