✴️ Phẫu thuật dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi

ĐẠI CƯƠNG

Dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi là kỹ thuật đưa một ống dẫn lưu vào khoang màng phổi để dẫn lưu dịch, khí, máu hoặc các dịch thể khác ra ngoài.

 

CHỈ ĐỊNH

Tràn máu màng phổi

Tràn khí màng phổi

Tràn máu, tràn khí màng phổi

Tràn dịch màng phổi

Tràn dưỡng chấp màng phổi

Tràn mủ màng phổi

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

Chống chỉ định tương đối:

+ Bệnh rối loạn đông máu

+ Kén khí phổi

+ Nghi ngờ phổi dính vào thành ngực

+ Tràn dịch, tràn mủ khu trú

+ Nhiễm trùng da vị trí chọc dẫn lưu

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

Bác sỹ được đào tạo về kỹ năng ngoại khoa cơ bản.

Phải nắm vững các nguyên tắc sơ cứu, xử trí thì đầu.

Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển hoặc phẫu thuật.

Phương tiện:

Các phương tiện dụng cụ cơ bản: Pince, kéo, chỉ khâu, ống dẫn lưu các cỡ

Người bệnh:

Được giải thích rõ về bệnh, các nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật

Đồng ý phẫu thuật và ký giấy cam đoan phẫu thuật

 

DỰ KIẾN THỜI GIAN PHẪU THUẬT: 30 PHÚT

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, hai tay đưa cao sau gáy

Vô cảm:Tê tại chỗ

Kỹ thuật:

 Xác định vị trí KLS V đường nách giữa, hoặc KLS II đường giữa đòn 

Sát khuẩn da

Trải toan

Rạch da 3 cm 

Khâu chỉ chờ, chỉ cố định dẫn lưu

Dùng Pince tách qua các lớp cơ thành ngực vào khang màng phổi - Đặt dẫn lưu Silicon 32F (dẫn lưu máu), 28F (dẫn lưu khí)

Xoay dẫn lưu theo các hướng để lấy hết máu/ dịch

Cố định dẫn lưu

Lắp hệ thống hút liên tục -20cm H2O

 

THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

Theo dõi:

Lượng máu, khí ra theo dẫn lưu

Chăm sóc dẫn lưu, đẩm bảo “vô khuẩn, kín, một chiều, hút liên tục”

Theo dõi các biến chứng

Tai biến – biến chứng và các xử trí:

Tai biến liên quan đến vị trí dẫn lưu:

+ Dẫn lưu thấp sát cơ hoành: Chấp nhận được đối với dẫn lưu máu, dịch, phải chỉnh lại nếu là dẫn lưu khí + Dẫn lưu nằm dưới da: phải đặt lại

+ Dẫn lưu quá sâu (lên đỉnh phổi hoặc trung thất sau) nên chỉnh lại

+ Dẫn lưu vào ổ bụng: rút ra, đặt lại - Chảy máu:

+ Tại chỗ: Băng ép, khâu tăng cường mép da

+ Tràn máu màng phổi: do tổn thương động mạch liên sườn hoặc nhu mô phổ Nếu dẫn lưu ra nhiều phải mở ngực để xử trí

Tổn thương các tạng trong ổ bụng: Mở bụng để xử trí

Mủ màng phổi: do dẫn lưu không tốt, nhiễm khuẩn ngược dòng. Nội soi lồng ngực hoặc mở ngực để xử trí 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top