✴️ 7 Nguyên nhân bất ngờ có thể gây đau đầu

1. Đeo kính quá độ

Đeo kính quá độ sẽ khiến thủy tinh thể phải căng ra và co bóp liên tục, dẫn tới đau đầu.

Sử dụng kính có độ nặng hơn so với độ cận thật thì cần điều chỉnh lại. Không chỉ gây nhức mỏi mắt, suy giảm thị lực mà còn có thể gây nhức đầu. Đeo kính quá độ sẽ khiến thủy tinh thể phải căng ra và co bóp liên tục, dẫn tới đau đầu. May mắn là chỉ cần điều chỉnh về đúng độ cận thì tình trạng đau đầu sẽ chấm dứt.

 

2. Buộc tóc quá chặt

Nhiều chị em có thói quen buộc túm tóc rất chặt khi đang làm việc hoặc tập thể dục mà không để ý rằng điều này cũng gây đau đầu. Khi tóc bị kéo căng, nó sẽ tạo áp lực lên các mô liên kết trong da đầu và hình thành cơn đau. Hãy thử nới lỏng búi tóc hay thay đổi kiểu tóc khác để chấm dứt sự khó chịu này.

 

3. Thuốc chữa đau đầu

Nghe thì có vẻ phi lý nhưng những người có thói quen sử dụng thuốc để đối phó với cơn đau đầu lại có thể phải đối mặt với những cơn đau đầu dữ dội hơn. Đây được gọi là cơn đau đầu hồi ứng, thường xảy ra vào buổi sáng và do sử dụng thường xuyên một loại thuốc giảm đau đầu tự kê đơn.

 

4. Nghiến răng

Nếu thường xuyên thức dậy với cơn đau đầu vào buổi sáng, thói quen nghiến răng có thể là nguyên nhân.

Nếu thường xuyên thức dậy với cơn đau đầu vào buổi sáng, thói quen nghiến răng có thể là nguyên nhân. Nhiều người nghiến chặt răng vào ban đêm mà không rằng họ làm điều đó. Ban đêm là lúc nghỉ ngơi nhưng nghiến răng lại khiến cơ hàm co chặt trong suốt khoảng thời gian đó khiến người mắc phải tật này dễ bị đau đầu, đau các cơ, đau cổ… Đeo dụng cụ chống nghiến răng khi ngủ có thể giúp loại bỏ tình trạng này.

 

5. Kẹp điện thoại vào vai khi gọi điện

Kẹp điện thoại vào vai là cách rất đơn giản và hữu hiệu để có thể vừa nghe điện thoại vừa rảnh tay làm các công việc khác. Tuy nhiên thói quen này có thể gây co thắt cơ bắp dẫn đến đau đầu căng thẳng. Hãy thử chuyển sang dùng tai nghe, tích cực kết hợp với tập luyện kéo giãn cơ và xoa bóp có thể làm giảm bớt tình trạng co thắt cơ bắp.

 

6. Ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong lúc ngủ. Trong quá trình tạm ngừng thở lặp đi lặp lại suốt đêm, nồng độ CO2 sẽ tăng lên trong máu, gây đau đầu, các vấn đề về bộ nhớ và thay đổi tâm trạng. Những người bị đau đầu thường xuyên và hay ngáy nên xem xét nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ, tốt nhất nên tới bệnh viện để kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

 

7. Mất nước

Nếu không tiêu thụ đủ nước, nhiều người có nguy cơ bị đau đầu.

Một người trung bình cần 3 lít nước/ngày và nhiều hơn nếu đang ở môi trường có nhiệt độ cao hoặc đang tập thể dục. Nếu không tiêu thụ đủ nước, nhiều người có nguy cơ bị đau đầu. Mất nước cũng có thể do uống quá nhiều rượu hoặc tiêu thụ quá nhiều muối. Nhớ uống đủ nước hàng ngày và nếu cảm thấy cơn đau đầu sắp xuất hiện, hãy uống một ly nước trước khi bắt đầu uống thuốc giảm đau.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top