Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn

Cảm thấy buồn hoặc lo âu vào một thời điểm nào đó là một phần bình thường của cuộc sống, nhưng nếu những cảm giác này kéo dài trên 2 tuần thì đó có thể là những triệu chứng của bệnh trầm cảm. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Thống kê ở Mỹ cho thấy, mỗi năm có khoảng 17 triệu người Mỹ trưởng thành bị trầm cảm.

Trầm cảm được các chuyên gia y tế coi là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Trên thực tế, trầm cảm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và nếu không được điều trị, có thể sẽ gây ra những thay đổi và bệnh lý thực thể. Đó chính là cách mà trầm cảm gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.

Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương

Trầm cảm có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, và không may là rất nhiều triệu chứng trong số đó rất dễ bị bỏ qua hoặc bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác.

Biểu hiện ở người trưởng thành

Người trưởng thành, trung niên và lớn tuổi có thể sẽ rất khó để nhận ra những sự thay đổi về nhận thức bởi nhiều người sẽ nhầm lẫn các dấu hiệu của trầm cảm là do “tuổi già”. Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, người cao tuổi bị trầm cảm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi bị mất trí nhớ và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong các sinh hoạt thường ngày, so với người trẻ tuổi hơn bị trầm cảm.

Triệu chứng trầm cảm ở người trưởng thành và người lớn tuổi bao gồm: buồn quá độ, đau buồn và cảm thấy tội lỗi. Những cảm giác này có thể được miêu tả là cảm giác trống rỗng hoặc vô vọng. Các triệu chứng trầm cảm đôi khi cũng rất khó hiểu bởi nó có thể giống với các phản ứng cơ thể khi bị xúc động hoặc có những cú sốc về tinh thần. Một trong những triệu chứng hay gặp của trầm cảm là Khóc thường xuyên, mặc dù không phải tất cả mọi người khi bị trầm cảm đều khóc, và cũng là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nhất.

Bạn cũng có thể sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi hoặc gặp khó khăn khi ngủ vào buổi tối. Các triệu chứng khác bao gồm: dễ bị kích động, tức giận, mất hứng thú với những sở thích trước kia, có thể bao gồm cả mất hứng thú với việc quan hệ tình dục.

Trầm cảm cũng có thể sẽ gây đau đầu, đau toàn cơ thể mãn tính và tình trạng đau này sẽ không đáp ứng với thuốc. Trầm cảm đôi khi cũng là ảnh hưởng của một số bệnh về thần kinh, ví dụ như Alzheimer, động kinh và đa xơ cứng.

Những người bị trầm cảm có thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì lịch làm việc hàng ngày hoặc hoàn thành một trách nhiệm nào đó với cộng đồng. Nguyên nhân có thể là do các triệu chứng như không thể tập trung, các vấn đề về trí nhớ và khó ra quyết định.

Một số người bị trầm cảm sẽ quay sang sử dụng đồ uống có cồn hoặc các loại thuốc cấm, làm tăng thêm các hành vi liều lĩnh hoặc các hành vi nguy cơ cao. Một số người bị trầm cảm sẽ thường xuyên tránh nói về bệnh của mình hoặc cố gắng che giấu tình trạng bệnh tật của mình. Những người bị trầm cảm cũng có thể thường xuyên có những suy nghĩ về cái chết hoặc những suy nghĩ về việc tự làm đau bản thân.

Mặc dù nguy cơ tự tử ở những người bị trầm cảm cao hơn 25 lần, kể cả trong quá trình hồi phục, Hiệp hội Chống tự tử Hoa Kỳ cho rằng, điều trị trầm cảm vẫn có hiệu quả từ 60-80%.

Biểu hiện ở trẻ em

Trầm cảm có thể sẽ khó phát hiện hơn ở trẻ em bởi không thể mô tả được các triệu chứng. Các dấu hiệu bạn nên theo dõi ở trẻ bao gồm: thường xuyên “dính” chặt lấy bạn, lo lắng, không muốn đến trường và tình trạng này không cải thiện theo thời gian. Trẻ nhỏ cũng có thể đặc biệt dễ bị kích thích và có hành vi tiêu cực.

 

Ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa

Mặc dù bệnh trầm cảm là một vấn đề sức khỏe tâm thần, nhưng trầm cảm cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ dinh dưỡng và khẩu vị. Một số người sẽ xuất hiện tình trạng ăn uống quá đà, dẫn đến tăng cân và các bệnh liên quan đến béo phì, ví dụ như tiểu đường typ 2. Một số người khác lại mất cảm giác ngon miệng một cách hoàn toàn hoặc chán ăn, bỏ các bữa ăn hoặc ăn rất ít. Bất ngờ mất hứng thú khi ăn ở người cao tuổi có thể dẫn đến một tình trạng có tên là chứng chán ăn ở người già.

Các rối loạn về ăn uống và khẩu vị có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh lý, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Suy dinh dưỡng
  • Chuột rút

Những triệu chứng này có thể sẽ không cải thiện khi sử dụng thuốc nếu người bệnh không ăn uống đầy đủ. Các loại thực phẩm ngọt hoặc giàu carbohydrate có thể sẽ giúp cải thiện ngay lập tức các triệu chứng này, nhưng hiệu quả thường chỉ là tạm thời.

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh khi bị trầm cảm là vô cùng quan trọng. Các chất dinh dưỡng rất cần thiết để đảm bảo các chất dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt. Theo một nghiên cứu, các vitamin và khoáng chất thường bị thiếu hụt ở người bị trầm cảm bao gồm:

  • Axit béo omega 3
  • Vitamin nhóm B
  • Các chất khoáng
  • Các amino axit

 

Ảnh hưởng lên hệ tim mạch 

Trầm cảm và căng thẳng có liên quan chặt chẽ với nhau. Các hormone căng thẳng sẽ làm tăng nhanh nhịp tim và khiến các mạch máu thít chặt hơn, khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái cấp cứu. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Thường xuyên xuất hiện các vấn đề về tim mạch có liên quan mật thiết đến tình trạng trầm cảm hơn so với các vấn đề khác, ví dụ như hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu.

Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tử vong sau khi bị nhồi máu cơ tim. Bệnh tim mạch cũng có thể là nguyên nhân của bệnh trầm cảm. Theo thống kê có khoảng 15% số người bị bệnh tim mạch sẽ phát triển bệnh trầm cảm.

 

Ảnh hưởng lên hệ miễn dịch

Trầm cảm và căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên hệ miễn dịch, khiến bạn sẽ nhạy cảm hơn với tình trạng nhiễm trùng và các tình trạng bệnh tật khác.

Một nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng viêm và bệnh trầm cảm, mặc dù mối liên quan này chưa thực sự rõ ràng. Tình trạng viêm có thể liên quan đến rất nhiều tình trạng bệnh khác, ví dụ như căng thẳng. Một số thuốc chống viêm cũng được cho là có thể có lợi cho người bị trầm cảm.

 

Trầm cảm có điều trị được không?

Bạn cần lưu ý rằng: trầm cảm là một bệnh về tâm thần chứ không phải là tình trạng yếu đuối đáng xấu hổ. Bất cứ ai cũng có thể mắc trầm cảm.

Bệnh trần cảm có thể được điều trị khỏi bằng các liệu pháp trò chuyện, giao tiếp hoặc uống thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp cả 2 liệu pháp. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top