Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng máu cung cấp cho não không đủ, gây mất chức năng hoặc hoại tử một phần não bộ.
Bình thường máu sẽ được cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não qua hệ động mạch và tĩnh mạch. Khi có những bất thường ở mạch máu, thường là tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não thì quá trình này sẽ bị gián đoạn, gây thiếu máu lên não, khiến tế bào não bị tổn thương nặng nề, thậm chí hoại tử. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong một cách đột ngột.
Các nghiên cứu cho thấy tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân bị tai biến lên tới 50%.
Không chỉ gây nguy hiểm tới người bệnh trong thời gian xảy ra biến cố mà ngay cả khi được cứu sống, tai biến mạch máu não vẫn có thể để lại những di chứng nặng nề, gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến người bệnh. Các di chứng thường gặp nhất là:
Đây là di chứng phổ biến nhất, xảy ra ở khoảng 90% bệnh nhân tai biến. Các dạng liệt vận động gồm: liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì, mất cảm giác nửa người.
Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ. Nguyên nhân là do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ. Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khá đa dạng gồm: nói ngọng, nói lắp, giọng nói bị biến đổi, diễn đạt khó khăn, thậm chí là không nói được.
Người bệnh sau tai biến có thể bị rối loạn nhận thức với các biểu hiện như hay quên, suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo, mất định hướng không gian, thời gian, thậm chí không nhận biết được người thân, gia đình của mình hay không hiểu được lời nói của người khác….Tình trạng này thường dẫn đến sa sút trí tuệ, rất khó phục hồi.
Do mất khả năng làm nhiều việc, không thể tự chăm sóc bản thân mà phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác nên người bệnh sau tai biến có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm, lâu dần dẫn đến trầm cảm hay rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động,…
Nguyên nhân của tình trạng tiểu tiện không tự chủ thường do rối loạn cơ vòng, rối loạn cảm giác và nhận thức ở những người sau đột quỵ.
Những mối đe dọa từ tai biến mạch máu não đòi hỏi chúng ta cần nắm rõ các các dấu hiệu nhận diện của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi sau tai biến mạch máu não có thể lên đến 90%. Thời gian cấp cứu càng sớm thì khả năng phục hồi của người bệnh càng cao.
B.E.F.A.S.T là bộ quy tắc giúp nhận diện đột quỵ hiệu quả mà bạn nên ghi nhớ:
Bệnh nhân đột ngột thường bị mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội, đặc biệt mất khả năng phối hợp vận động.
Mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một người đã hoặc sắp đột quỵ.
Quy tắc này diễn tả sự biến đổi của khuôn mặt bệnh nhân với các biểu hiện như liệt, méo miệng, lệch nhân trung. Các triệu chứng này thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
Bệnh nhân bị đột quỵ thường khó hoặc không thể cử động tay chân, thâm chí tê liệt 1 bên cơ thể. Khi được yêu cầu giơ 2 tay lên cao, bệnh nhân có thể không thực hiên được hoặc khó duy trì lâu.
Bệnh nhân phát âm không rõ, khó nói, nói dính chữ, nói ngọng…
Quy tắc này diễn tả sự cấp thiết của việc cấp cứu đối với bệnh nhân. Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên, cần nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tóm lại, những người bị tai biến có nguy cơ phải đối mặt với nguy hiểm tức thời và lâu dài. Vì thế bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhận diện, ngay khi thấy các dấu hiệu dù là nhỏ nhất để cứu sống bản thân hoặc người thân của mình cần gọi cấp cứu ngay để kịp thời cứu sống bệnh nhân. Nếu có các yếu tố nguy cơ đột quỵ, hãy tìm đến chuyên gia Nội thần kinh ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến cố không mong muốn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh