RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PARANOID (F60.0)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhân cách đặc hiệu chung:
+ Rối loạn nhân cách có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ em lớn hoặc tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục thể hiện ở tuổi trưởng thành;
+ Các triệu chứng rối loạn nhân cách luôn bền vững và tồn tại suốt đời;
+ Không có bằng chứng về các bệnh thực tổn não và các rối loạn tâm thần khác;
+ Người bệnh biết được và đau buồn về những nét bất thường của mình nhưng không thể điều chỉnh được.
- Có ít nhất 03 trong số các nét đặc trưng sau:
+ Nhạy cảm quá mức khi bị thất bại hay cự tuyệt;
+ Có khuynh hướng thù hằn dai dẳng, thí dụ không chịu tha thứ sự lăng mạ, xúc phạm, gây thiệt hại, khinh miệt;
+ Có tính đa nghi và khuynh hướng lan tỏa làm méo mó những sự kiện bằng cách giải thích các việc làm vô tư và hữu nghị của người khác như thù địch hay khinh miệt;
+ Có ý thức đấu tranh dai dẳng cho quyền lợi cá nhân, không tương xứng với hoàn cảnh thực tế;
+ Nghi ngờ dai dẳng không có bằng chứng về sự trung thành của vợ hay chồng về mặt tình dục;
+ Nhạy cảm quá mức về tầm quan trọng của mình, biểu hiện trong thái độ liên hệ bản thân dai dẳng;
+ Bận tâm vào những giải thích không có cơ sở theo kiểu “âm mưu” về các sự kiện trực tiếp đối với bệnh nhân và thế giới bên ngoài nói chung.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Bệnh rối loạn nhân cách paranoid không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH DẠNG PHÂN LIỆT (F60.1)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhân cách đặc hiệu chung:
+ Rối loạn nhân cách có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ em lớn hoặc tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục thể hiện ở tuổi trưởng thành;
+ Các triệu chứng rối loạn nhân cách luôn bền vững và tồn tại suốt đời;
+ Không có bằng chứng về các bệnh thực tổn não và các rối loạn tâm thần khác;
+ Người bệnh biết được và đau buồn về những nét bất thường của mình nhưng không thể điều chỉnh được.
- Có ít nhất 03 trong số các nét đặc trưng sau:
+ Ít hoặc không có hoạt động đưa lại thích thú.
+ Cảm xúc lạnh nhạt, tách rời hay cùn mòn;
+ Hạn chế khả năng thể hiện nhiệt tình, tình cảm dịu dàng hoặc giận dữ đối với người khác;
+ Lãnh đạm rõ ràng đối với lời khen cũng như lời chê;
+ Ít thích thú trong trải nghiệm tình dục với người khác (có tính đến lứa tuổi);
+ Gần như luôn thích thú đối với các hoạt động đơn độc;
+ Bận tâm quá mức đối với sự tưởng tượng và quan sát nội tâm;
+ Thiếu những người bạn thân thiết hoặc những mối quan hệ tin cậy (hoặc chỉ có một) và thiếu mong muốn có những mối quan hệ như vậy;
+ Không nhạy cảm rõ rệt đối với các chuẩn mực, quy tắc xã hội hiện hành.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Bệnh rối loạn nhân cách dạng phân liệt không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG XÃ HỘI (F60.2)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhân cách đặc hiệu chung:
+ Rối loạn nhân cách có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ em lớn hoặc tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục thể hiện ở tuổi trưởng thành.
+ Các triệu chứng rối loạn nhân cách luôn bền vững và tồn tại suốt đời.
+ Không có bằng chứng về các bệnh thực tổn não và các rối loạn tâm thần khác.
+ Người bệnh biết được và đau buồn về những nét bất thường của mình nhưng không thể điều chỉnh được.
- Có ít nhất ba trong số các nét đặc trưng sau:
+ Sự lãnh đạm, nhẫn tâm đối với cảm xúc của người khác;
+ Thái độ vô trách nhiệm, thô bạo, và dai dẳng, coi thường các chuẩn mực, quy tắc và nghĩa vụ xã hội;
+ Không có khả năng duy trì các mối quan hệ bền vững mặc dù không có khó khăn trong sự thiết lập chúng;
+ Khả năng dung nạp rất thấp đối với sự thất bại và rất dễ bùng nổ những cơn gây hấn bao gồm cả bạo lực;
+ Mất khả năng nhận cảm tội lỗi và rút kinh nghiệm, đặc biệt đối với sự trừng phạt;
+ Có thiên hướng rõ rệt, trách móc những người khác hoặc đưa ra những lý sự có vẻ chấp nhận được đối với hành vi đã đưa bệnh nhân đến xung đột với xã hội.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CẢM XÚC KHÔNG ỔN ĐỊNH (F60.3)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn nhân cách đặc hiệu chung:
+ Rối loạn nhân cách có khuynh hướng xuất hiện ở trẻ em lớn hoặc tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục thể hiện ở tuổi trưởng thành;
+ Các triệu chứng rối loạn nhân cách luôn bền vững và tồn tại suốt đời;
+ Không có bằng chứng về các bệnh thực tổn não và các rối loạn tâm thần khác;
+ Người bệnh biết được và đau buồn về những nét bất thường của mình nhưng không thể điều chỉnh được.
- Có ít nhất ba trong số các nét đặc trưng sau:
+ Khuynh hướng rõ rệt, hành động bột phát và không cân nhắc đến hậu quả;
+ Khí sắc thất thường và không thể dự đoán trước;
+ Có thể xảy ra các cơn bùng nổ cảm xúc và không có khả năng kiểm soát những cơn bùng nổ hành vi;
+ Bệnh nhân có khuynh hướng cãi lộn hoặc xung đột với người khác đặc biệt khi những hành vi của họ bị phê bình hoặc ngăn chặn.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định không làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): trong trường hợp rối loạn nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: trong trường hợp rối loạn nhân cách không ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi.