Dấu hiệu nhận biết bệnh stress quá độ tưởng

Nội dung

Các triệu chứng thể chất tưởng chừng không liên quan, chẳng hạn buồn nôn, có thể ám chỉ tình trạng stress báo động. Đôi khi, bạn còn không thể nhận ra stress chính là nguyên nhân gây nên các dấu hiệu đó.  

#1: Buồn nôn

Buồn nôn là một cách để stress bộc lộ ra ngoài. Đó thường là dấu hiệu của bồn chồn lo lắng. Stress và lo lắng cũng có thể kích thích nôn mửa và tình trạng gọi là “hội chứng ói mửa theo chu kỳ”, một tình trạng mà người bệnh bị buồn nôn và nôn mửa trong một khoảng thời gian kéo dài – thường bắt đầu vào cùng thời điểm của mỗi ngày. Hãy giải quyết tình trạng buồn nôn do lo lắng bằng cách nghỉ ngơi tích cực và uống nước (nôn mửa có thể gây ra mất chất điện giải), sau đó tìm cách để bình tâm hoặc loại bỏ nguồn gây stress, chẳng hạn học cách luyện tập thiền.

#2: Rụng tóc

Có rất nhiều lý do khiến rụng tóc, từ gen đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, stress cũng nằm trong số đó. Nằm trong số những vấn đề liên quan đến stress, rụng tóc xảy ra từng vùng, là một rối loạn tự miễn mà tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, khiến tóc rụng. Một tình trạng khác bị gây ra bởi stress diễn biến nặng hơn gọi là telogen effluvium, đặc trưng bởi rụng tóc đột ngột (đến 70%). Tình trạng này có thể khó khăn để xác định có liên quan đến stress hay không vì nó xảy ra hàng tháng sau sự kiện stress, chẳng hạn, mất người thân trong gia đình hoặc sinh con. Tuy nhiên, vấn đề đó thường tự khỏi khi sự kiện stress ngừng lại.

#3: Chảy máu mũi

Đã có một số cuộc tranh cãi về vấn đề chảy máu cam có bị gây ra bởi stress hay không. Một số nghiên cứu đã cho thấy trong vài trường hợp, người bệnh bị chảy máu cam phát hiện mình vừa trải qua những tình huống căng thẳng. Một bài báo năm 2001 trên Tạp chí y học Anh Quốc cho thấy tăng huyết áp đột ngột là điều thường xảy ra khi stress quá độ. Hãy kiểm soát huyết áp của bạn bằng cách uống trà hibiscus. Đơn giản hãy thoát khỏi lối sống vội vã thường nhật trong chốc lát, thư giãn đủ để hạ mức độ stress lại một chút.

#4: Đãng trí

Nếu bạn nhận thấy mình không thể nhớ chi tiết những gì vừa thảo luận sau một cuộc họp căng thẳng, đó có thể là tác động của hồi hải mã bị co lại. Stress mãn tính có thể khiến hồi hải mã, một vùng ở não bộ kiểm soát trí nhớ ngắn hạn, phơi nhiễm với quá nhiều hormon stress cortisol. Điều này có thể ức chế khả năng nhớ lại của não. Giải quyết vấn đề gốc rễ của stress là cách tốt nhất để lấy lại trí nhớ, nhưng cho đến khi đó, hãy viết lại những thông tin quan trọng và tìm cách để cải thiện trí nhớ. 

#5: Hệ miễn dịch bị yếu

Có thể tác dụng dễ nhận ra nhất mà stress tác động đến cơ thể là hệ miễn dịch suy giảm, và điều này xảy ra do vài lý do. Đầu tiên, stress kích thích sự giải phóng  catecholemines, hormon điều hòa hệ miễn dịch; kéo dài sự giải phóng những hormon này có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Thứ hai, stress làm co tuyến ức, tuyến sản sinh bạch cầu chống lại nhiễm khuẩn, và phá hủy telomere, là những đoạn gen giúp tái tạo tế bào miễn dịch. Cách tốt để giải quyết stress và tăng cường hệ miễn dịch là tập thể dục.

#6: Ra mồ hôi nhiều

Mọi người đều biết rằng chúng ta ra mồ hôi nhiều hơn khi bị căng thẳng, tuy nhiên một số người bị chứng ra mồ hôi nhiều, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân. Yoga và thiền có thể giúp giảm tiết mồ hôi do stress, và nếu bạn nghĩ mình đang bị tiết mồ hôi bệnh lý, có thể tìm chuyên gia da liễu có hiểu biết về lĩnh vực này. Một nghiên vừa đăng tải trên chuyên trang PloS One cho thấy toát mồ hôi do stress có thể gây ra một số tín hiệu cụ thể khiến người xung quanh có thể cảm nhận thấy, khiến họ bị stress lây.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top