✴️ Đau nửa đầu nên làm gì để “cắt” cơn đau nhanh và hiệu quả?

Nội dung

Chứng đau nửa đầu có thể phát sinh ở bất kỳ ai với bất kỳ độ tuổi nào, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Do vậy, việc áp dụng các phương pháp chữa đau nửa đầu nhanh chóng hiệu quả luôn là ưu tiên hàng đầu của người bệnh. Vậy đau nửa đầu nên làm gì để giảm triệu chứng nhanh chóng? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

1. Đau nửa đầu là gì?

Chứng đau nửa đầu hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu migraine, có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau nhưng thường gặp nhiều nhất là dân văn phòng.

Các cơn đau thường xuất hiện ở một bên đầu và bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhói theo nhịp đập của mạch máu. Đau còn đi kèm với một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và cả tiếng ồn.

Đau nửa đầu là một bệnh lý phổ biến, các cơn đau thường xuất hiện ở một bên đầu của bệnh nhân

 

2. Triệu chứng đi kèm đau nửa đầu bạn không thể bỏ qua

Chứng đau nửa đầu đôi khi đến bất ngờ và rời đi nhanh chóng, nên nhiều người có tâm lý chủ quan không đi thăm khám. Đau nửa đầu có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau khi có yếu tố kích thích tác động. Sau đây là một số biểu hiện có thể đi kèm với cơn đau nửa đầu.

– Khó ngủ: Người bệnh có thể mất ngủ, trằn trọc mãi mới đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khi thức dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sau đó cơn đau nửa đầu có thể “ghé thăm” bạn.

– Ngạt mũi: Đôi lúc chứng đau nửa đầu cũng đi kèm với ngạt mũi, chảy nước mắt, thường xuất hiện nhiều ở người có tiền sử bị xoang mạn tính.

– Đau nhói ở đầu: Một trong những dấu hiệu điển hình của đau nửa đầu chính là đau nhói đầu. Cơn đau nhói có thể từ một bên hoặc cả 2 bên.

– Đau mắt: Trong một số trường hợp, bạn có thể bị đau mắt khi đau nửa đầu. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với việc tăng nhãn áp và không tđỡ dù bạn có uống thuốc.

– Tê các đầu ngón tay và cánh tay: Đây thường là triệu chứng xuất hiện trước khi cơn đau nửa đầu xuất hiện. Bạn có thể có cảm giác tê  tay hoặc như bị kim châm từ các ngón tay tới cánh tay, cổ vai gáy hoặc lên mặt.

– Sợ ánh sáng và tiếng ồn: Ánh sáng và tiếng ồn lúc này có thể khiến tình trạng đau nửa đầu trở nên tệ hơn. Do vậy, người bị đau nửa đầu thường được khuyên nên ở trong phòng tối và hạn chế tiếng động.

– Hoa mắt, chóng mặt: Đau nửa đầu khi nặng dần có thể gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt hay nhìn đôi, gây mất thăng bằng.

– Nôn và buồn nôn: Đây là triệu chứng nguy hiểm hơn của bệnh đau nửa đầu, nếu tình trạng đau nửa đầu đi kèm các triệu chứng này, bạn nên đi thăm khám ngay với bác sĩ nội thần kinh để tìm ra nguyên nhân, điều trị ngay từ sớm, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tê các đầu ngón tay, cánh tay hoặc vùng cổ, mặt cũng là những triệu chứng của đau nửa đầu

 

3. Đau nửa đầu nên làm gì để “cắt” cơn đau nhanh chóng?

Nhiều người thường có thói quen hễ thấy đau đầu là lại uống thuốc: thuốc giảm đau, thuốc bổ não (hoạt huyết dưỡng não, tuần hoàn não)… Thế nhưng, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.

– Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm cơn đau tức thời, khi chưa tìm được nguyên nhân thì sau đó cơn đau đầu hoàn toàn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hơn nữa việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, không chỉ khiến bệnh tình khó thuyên giảm mà còn làm nặng hơn các triệu chứng về sau, gây ảnh hưởng đến gan, thận của bạn.

– Thuốc bổ não (hoạt huyêt dưỡng não, tuần hoàn não,..) cũng không nên sử dụng tùy tiện khi chưa biết nguyên nhân, tránh tình trạng phụ thuộc vào thuốc, làm chậm trễ quá trình phát hiện bệnh, kéo dài thời gian điều trị.

Do vậy, để điều trị hiệu quả tình trạng đau nửa đầu, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa nội thần kinh uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và điều trị phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh việc điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) khi cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau nửa đầu.

 

4. Một số biện pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau nửa đầu

4.1 Đau nửa đầu nên làm gì? – Chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng giúp giãn các động mạch và mao mạch tại vị trí chườm và những khu lân cận. Khi mạch máu được giãn ra, máu sẽ lưu thông tốt hơn và giải quyết vấn đề đau nửa đầu nhanh hơn. Chườm nóng thường được áp dụng cho các cơn đau nửa đầu mạn tính.

4.2 Tắt bớt đèn trong phòng

Chứng đau nửa đầu thường khiến người bệnh sợ ánh sáng gắt và ồn ào. Do vậy, hãy tắt bớt đèn trong phòng nếu không cần thiết sử dụng, nghỉ ngơi trong phòng tối và ngủ một giấc nếu bạn có thể.

4.3 Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Những người bị đau nửa đầu nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại hay tivi bởi chúng sẽ khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất nên tránh xa các thiết bị này cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

4.4 Tránh mùi hóa chất, nước hoa

Mùi hương mạnh có tác dụng kích thích thần kinh, đôi khi mùi hương cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ. Nhưng trong một số trường hợp, mùi hương quá nồng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau nửa đầu. Do vậy, bạn nên hạn chế dùng nước hoa hoặc xịt phòng quá nồng trong trường hợp này.

4.5 Không nên nghe nhạc quá lớn

Nghe nhạc bằng loa hoặc tai nghe với cường độ lớn trong khi đang bị đau đầu không chỉ làm tổn thương về thính giác, mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra hiện tượng ù tai, chóng mặt, nhức đầu. Để giảm đau đầu hiệu quả, bạn vẫn có thể nghe nhạc nhưng nên nghe ở mức nhẹ, chỉ bật nhạc êm dịu và nghe dưới 1 tiếng đồng hồ.

4.6 Thay đổi chế độ ăn, uống

Các chuyên gia về dinh dưỡng đã chỉ ra một số loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu như: Đồ uống có cồn và chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực, các loại phẩm đóng hộp, thịt hun khói hoặc các loại thịt chế biến sẵn… Hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của bạn và thay vào đó một chế độ ăn nhiều rau xanh hơn nếu bạn hay bị các cơn đau nửa đàu làm phiền.

4.7 Đau nửa đầu nên làm gì? – Thực hiện các bài tập giúp thư giãn

Các bài tập co duỗi cơ như yoga hoặc thiền sẽ giúp cải thiện chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể luyện tập thêm các bài tập thể dục thể thao khác như: đi bộ, đạp xe, bơi lội… mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, hạn chế chứng đau nửa đầu.

Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga, ngồi thiền… Giúp giảm đau đầu hiệu quả tác dụng lâu dài

 

4.8 Chú ý tới thời điểm thay đổi hormone

Nội tiết tố đóng vai trò rất quan trọng và cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới đau nửa đầu. Rất nhiều phụ nữ có xu hướng bị đau nửa đầu trong thời kỳ kinh nguyệt. Do vậy, chị em phụ nữ cần phải để ý đến các khoảng thời gian này. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời điểm diễn ra các cơn đau đầu để có phương pháp giảm đau hiệu quả.

Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn tìm ra cầu trả lời đau nửa đầu nên làm gì rồi phải không nào. Mặc dù cơn đau nửa đầu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của đau nửa đầu, bạn nên đến ngay chuyên khoa nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top