Cơn đau nửa đầu phía sau xảy ra khiến người bệnh có cảm giác như bị giật ở chỗ đau. Ngoài ra còn bị mất ngủ, mệt mỏi, thậm chí rối loạn cảm giác. Người bị đau đầu cũng có thể chóng mặt và buồn nôn. Ở nhiều trường hợp, cơn đau lan xuống cổ, cánh tay.
Nguyên nhân thường gặp của các cơn đau kiểu này khá đa dạng, Trước hết là những căn nguyên bắt nguồn từ tình trạng chấn thương hay từ chính thói quen sinh hoạt. Bên cạnh đó đau còn có thể do ảnh hưởng từ các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy người bệnh không thể chủ quan.
Nếu tình trạng đau nửa đầu sau gáy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không lặp lại thường xuyên, đây có thể là cơn đau lành tính. Tuy nhiên nếu đau kéo dài, lặp lại nhiều, người mắc cần cảnh giác bởi đó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nghiêm trọng.
Đau nửa đầu sau gáy đặc biệt đáng lo ngại khi là biểu hiện của các bệnh lý sau:
Các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, đau tim,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nửa đầu.
Các bệnh lý nghiêm trọng về não như viêm màng não, thiếu máu não cũng có biểu hiện là cơn đau nửa đầu sau. Trường hợp này người bệnh thường đau dữ dội, lan xuống cổ, gáy. Người bệnh thường cảm thấy cứng gáy. Trong đó, bệnh thiếu máu não khiến lượng máu lên não chậm, máu không đủ nuôi não. Từ đó gây ra chứng đau đầu đặc biệt là vùng phía sau gáy. Đi kèm với đó là cảm giác ù tai, chóng mặt.
-Thoái hóa đốt sống cổ: Cột sống cổ bị lão hóa khi tuổi tác tang lên. Điều này khiến các sụn khớp và dây chằng tổn thương và kém dần hoạt động. Tình trạng đau ở nửa đầu phía sau là một trong các dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cơn đau cũng có thể lan xuống cổ, cánh tay.Tuy nhiên, khác với ở bệnh về não, cơn đau ở bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường âm ỉ. Đau thường xuất hiện về đêm và kéo dài ngay cả lúc người bệnh nghỉ ngơi hoàn toàn.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh không những đau đầu sau mà còn bị đau mỏi cổ. Triệu chứng đi kèm còn có thể là chóng mặt hay tê bì ở tay
Biểu hiện của bệnh lý đau đầu vận mạch là những cơn đau đầu, đau phía sau gáy kèm theo buồn nôn. Các cơn đau thường dữ dội do máu không được lưu thông khiến nồng độ các chất dẫn truyền bị rối loạn.
– Lao xương: Khi mắc bệnh này, vi khuẩn lao gây nhiễm trùng xương khớp tạo ra cơn đau ở nửa đầu sau gáy. Cảm giác đau ở cả gáy, lưng, hông và âm ỉ kéo dài.
– Viêm hoặc thoái hóa khớp vai: gây ra những cơn đau ban đầu ở vai rồi lan lên đầu. Sau đó lan xuống gáy, cổ rồi toàn bộ phần nửa lưng trên.
Nếu không phải do bệnh lý, cơn đau dạng này thường là hậu quả của các thói quen vận động hàng ngày. Vì vậy, một số trường hợp sẽ có khả năng bị đau nửa đầu sau nhiều hơn bao gồm:
– Người già: Đây là độ tuổi dễ bị mất ngủ, ngủ kém. Trong khi đó, ngủ không đủ giấc sẽ khiến hệ thần kinh làm việc kém, gây ra đau đầu, bao gồm đau nửa đầu sau gáy.
– Nhân viên văn phòng: Việc ngồi nhiều và sai tư thế quá lâu do phải tập trung làm việc là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu sau.
– Lái xe: Tương tự như nhân viên bàn giấy, nghề lái xe cũng yêu cầu thời gian dài ngồi cùng 1 tư thế.
– Người hay mang vác nặng: Điều này lặp lại nhiều sẽ gây ra chấn thương vùng gáy, cổ, vai, dẫn đến cơn đau đầu.
– Phụ nữ sau sinh và phụ nữ trong kì đèn đỏ hoặc tiền mãn kinh: Chị em thường tăng cân trong thời gian này, khiến tang áp lực lên các cơ và dây thần kinh. Không những thê, việc chăm bé sau sinh cũng dễ gây đau cơ, đau đầu sau gáy do bế con sai tư thế và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc bước vào kì kinh cũng có thể bị đau nửa đầu sau do thay đổi estrogen.
Mặc dù có nhiều trường hợp là cơn đau lành tính, nhưng không thể chủ quan. Nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường nghi vấn do bệnh lý, người bị đau nửa đầu sau cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc thăm khám sớm tại bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả, đúng đắn.
Cần đi khám sớm nếu cơn đau kéo dài hoặc đi kèm những vấn đề dưới đây:
– Đau không thuyên giảm ngược lại còn tăng cả về mức độ và tần suất. lặp lại. Đau với cường độ vừa hoặc nặng.
– Sốt. buồn nôn và nôn.
-Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động
– Bất ổn về ý thức, hành động.
– Cứng gáy, giảm hoặc mất khả năng vận động (khó khan khi đi lại, hoạt động).
Sau khi thăm khám và có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Với các trường hợp đau do thói quen sinh hoạt, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau thông thường.
Nếu xác định đau do bệnh lý, việc điều trị sẽ tập trung vào khắc phục, ngăn chặn căn bệnh đó.
Ngoài ra, bác sĩ thường tư vấn bệnh nhân thực hiện chế độ sinh hoạt có lợi. Trước hết là tránh hoặc hạn chế các chất kích thích. Cần vận động đúng cách, ngồi, nằm đúng tư thế, không ngồi quá lâu.
Người bệnh cũng có thể kết hợp tập theo một số cách giúp hỗ trợ giảm đau như sau:
– Kéo giãn cơ cổ: Ngồi thẳng lưng, hai chân bắt chéo, tay phải đặt trên đỉnh đầu, thả lỏng tay trái,. Kéo hết cơ cổ về phía bên phải, giữ nguyên như vậy khoảng 10 giây. Lặp lại động tác này liên tục trong 10 phút.
– Tập tư thế hình con cá: Nằm thẳng, hai tay duỗi thẳng theo thân người, 2 chân khép chặt. Làm động tác nâng ngực lên cao. Sau đó rồi hít sâu vào và ngả cổ ra sau rồi giữ trong 10 giây. Lặp lại tư thế này cũng trong 10 phút.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh