Hầu hết các bệnh nhân đều phục hồi sau 1-2 tháng, đặc biệt là những bệnh nhân vẫn còn cử động nhẹ được các cơ ở mặt.
Điều trị với hormone prednisolone có thể làm quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu sử dụng prenisolone trong vòng 72 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng thì có thể làm giảm mạnh mức độ nặng của triệu chứng và giảm khả năng tái phát sau 12 tháng.
Hormone steroid này có thể làm giảm tình trạng viêm, làm cho quá trình hồi phục của dây thần kinh bị tổn thương diễn ra nhanh hơn. Prednisolone ngăn cơ thể tiết ra các chất gây viêm như prostaglandins và leukotrienes.
Bệnh nhân dùng thuốc qua đường uống, thường là 2 viên mỗi ngày trong vòng 10 ngày. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Các tác dụng phụ này thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày.
Bất kỳ phản ứng dị ứng nào với prednisolone cũng nên được báo lại cho nhân viên y tế ngay.
Các triệu chứng phản ứng dị ứng bao gồm:
Nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hay buồn ngủ thì không nên lái xe hay sử dụng các máy móc nặng. Vì các triệu chứng này sẽ không biến mất ngay do đó nên tạm nghỉ một ngày trước khi lái xe hay sử dụng máy móc lại.
Thuốc thường sẽ được giảm liều dần dần cho đến cuối liệu trình để ngăn ngừa các triệu chứng cai thuốc như nôn ói hay mệt mỏi.
Nếu như bệnh nhân không chớp mắt được bình thường thì mắt sẽ không nhắm được khiến mắt dễ bị khô hơn. Một số bệnh nhân còn bị giảm lượng nước mắt sản xuất ra. Cả hai trường hợp trên đều làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở mắt.
Thuốc mỡ và nước mắt nhân tạo sẽ được sử dụng để điều trị. Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt trong lúc thức và thuốc mỡ nên dùng trước khi đi ngủ.
Đối với các bệnh nhân không thể nhắm kín mắt khi ngủ thì cần dùng băng keo phẫu thuật để dán lên mắt. Nếu như triệu chứng ở mắt trở nên tệ hơn thì nên đi khám ngay. Nếu không thể đến được nơi bác sĩ điều trị ngay thì hãy đến trung tâm cấp cứu gần nhất.
Trong một vài trường hợp, thuốc kháng virus, ví dụ như acyclovir, có thể được sử dụng cùng với prednisolone, tuy nhiên vẫn còn nhiều bằng chứng cho rằng chúng không giúp ích được nhiều.
Các bài tập vận động dành cho mặt: Khi các thần kinh mặt phục hồi dần dần, các bài tập co và giãn cơ có thể giúp cải thiện chúng.
Chăm sóc nha khoa: Nếu như vùng miệng mất cảm giác hoặc còn lại một chút cảm giác thì thức ăn rất dễ tích tụ lại và gây ra sâu răng hay bệnh ở nướu. Chải răng và dùng chỉ nha khoa để đề phòng các chuyện đó xảy ra.
Khó khăn khi ăn: Nếu như gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn thì nên nhai kỹ và ăn chậm lại. Nên ăn các thực phẩm mềm, ví dụ như sữa chua.
Thuốc giảm đau: Để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục hoàn troàn trong vòng 9 tháng. Những người không hồi phục được có thể là do dây thần kinh bị tổn thương quá nặng và sẽ cần được điều trị sâu hơn.
Quá trình điều trị sâu có thể bao gồm:
Liệu trình “kịch câm”: Đây là một dạng vật lý trị liệu. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện một chuỗi các bài tập nâng sức cơ mặt. Liệu trình thường cho kết quả tốt trong việc phối hợp vận động và thực hiện được nhiều động tác hơn.
Phẫu thuật thẩm mỹ: Biện pháp này dùng để cải thiện vẻ ngoài cũng như sự cân xứng của gương mặt. Một vài bệnh nhân nhận được lợi ích to lớn từ việc lấy lại được khả năng cười. Tuy nhiên biện pháp này không thể chữa được tổn thương thần kinh.
Botox: Tiêm botox tại phần mặt bị tổn thương có thể làm giãn vùng cơ mặt bị co và hạn chế sự co cơ không mong muốn.
Hầu hết bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt đều hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên nếu như tổn thương dây thần kinh quá nặng, một vài biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:
Tái sinh các sợi dây thần kinh không đúng chiều: Các sợi của dây thần kinh tái tăng trưởng trở lại một cách bất thường, dẫn đến sự co cơ không tự chủ ở một số vị trí. Bệnh nhân có thể nhắm mắt không tự chủ khi cười. Vấn đề có thể gây ảnh hưởng theo chiều ngược lại, khiến bệnh nhân cười nhẹ không tự chủ khi nhắm mắt.
Mất vị giác mãn tính
Phản xạ tiết nước mắt: Còn được gọi là hội chứng nước mắt cá sấu. Khi bệnh nhân ăn, nước mắt sẽ tiết ra. Vấn đề này dần dần sẽ biến mất. Ở một vài trường hợp hiếm gặp thì có thể diễn ra lâu hơn.
Loét giác mạc: Khi mắt nhắm không kín thì lớp màng nước mắt mỏng có chức năng bảo vệ và bôi trơn sẽ bị mất tác dụng và có thể gây ra khô giác mạc. Nguy cơ khô giác mạc còn cao hơn nếu như liệt dây thần kinh mặt gây giảm sản xuất nước mắt. Loét giác mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng giác mạc và gây ra mất thị giác nặng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh