Hiện nay căn bệnh rối loạn tiền đình đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và xuất hiện ở mọi đối tượng. Chính vì thế nỗi lo ở mỗi chúng ta cũng ngày càng gia tăng, vậy khi bị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi? Liệu có phương pháp nào giúp chúng ta nhanh chóng cải thiện căn bệnh này không? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin rất hữu ích ngay tại bài viết này.
Thông thường thời gian điều trị rối loạn tiền đình sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa của chính người bệnh. Bởi bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau thì các triệu chứng và phác đồ điều trị cũng khác nhau.
Nếu bệnh không xuất phát từ những nguồn bệnh lý tiềm ẩn thì thời gian kéo dài của bệnh sẽ không lâu. Hiện nay có rất nhiều trường hợp các triệu chứng chỉ xuất hiện và biến mất trong vòng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mất nhiều thời gian hơn, có thể là vài giờ, vài ngày, thậm chí là vài tuần hay kéo dài cả tháng mới hết.
Hiện nay, rối loạn tiền đình cũng không quá khó để điều trị, người bệnh chỉ cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp thì có thể dễ dàng kiểm soát được bệnh.
Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh rất dễ tái phát trở lại, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng bám theo người bệnh đến cuối đời nếu bệnh nhân không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Việc điều trị hiện nay chủ yếu chỉ có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa sự tái phát và không gây khó chịu cho người bệnh khi xuất hiện những cơn rối loạn tiền đình. Chính vì thế, hãy tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Thời gian điều trị bệnh rối loạn tiền đình sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình gồm:
– Tiền sử bị huyết áp thấp, tai biến, các bệnh lý về tim mạch, người thiếu máu,…gây tắc nghẽn mạch máu và lượng máu lưu thông tới não kém.
– Người phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài, kèm theo áp lực gây tổn thương hệ thống thần kinh. Điều này kéo dài sẽ gây tổn thương dây thần kinh số 8, hệ thống tiền đình cũng vì thế mà bị tổn hại dẫn đến việc tiếp nhận thông tin thiếu chính xác, đôi khi sẽ hoạt động sai và rối loạn.
– Hệ lụy của các bệnh như u não, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
– Bệnh sẽ gặp nhiều ở người cao tuổi, nhóm đối tượng đã bị suy giảm chức năng của một số cơ quan sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình.
– Người quá gầy hoặc người béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh lý rối loạn tiền đình.
– Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, người bị nhiễm độc, những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc,…đây cũng là những yếu tố gây rối loạn tiền đình.
– Người ít vận động, thường xuyên làm việc trong môi trường tiếng ồn, thay đổi thời tiết đột ngột,…
Theo như một nghiên cứu, có tới khoảng 35% người lớn tuổi từ 40 tuổi trở lên mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này có thể kể đến như:
– Tuổi tác: Thông thường những người lớn tuổi sẽ dễ mắc phải các bệnh lý hơn so với người trẻ tuổi. Một phần do họ sử dụng khá nhiều các loại thuốc tân dược và hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ của các loại thuốc này.
– Những người có tiền sử bị chóng mặt: nếu đã từng bị chóng mặt thì đây cũng chính là yếu tố tác động khiến bệnh rối loạn tiền đình dễ tìm đến tới với chúng ta hơn.
Một số biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình phải kể đến như:
– Người bệnh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
– Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, muốn nôn cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình
– Đi lại không vững, mất phương hướng, mất cân bằng, gây nguy hiểm cho người bệnh
– Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường sẽ bị nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung vào một điểm, hay có ảo giác
– Thính lực giảm sút, hay bị ù tai, luôn có cảm giác tiếng ù trong tai,…
– Thiếu tập trung trong công việc và cuộc sống, trí nhớ suy giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi,…
– Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường sẽ khá nhạy cảm với ánh sáng, rất khó để tập trung vào một điểm và hay xuất hiện ảo giác.
Để không kéo dài thời gian điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ và sử dụng đúng, đủ liều thuốc như bác sĩ đã kê. Không tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt mới để việc điều trị có hiệu quả tốt hơn. Cụ thể như:
– Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bài tập về mắt, đầu,..
– Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần hạn chế ngồi một chỗ quá lâu hoặc xoay, vặn người quá nhanh, quá mạnh
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, nên sắp xếp thời gian phù hợp để làm việc và nghỉ ngơi
– Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dinh dưỡng như các vitamin B, C, D, acid folic,…
– Uống đầy đủ nước mỗi ngày
– Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,…
– Không sử dụng các lọai đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
Bệnh rối loạn tiền đình nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có thể gây đột quỵ. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám để được điều trị theo phác đồ tối ưu để có thể giảm thời gian “chung sống” với căn bệnh này và tránh biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh