✴️ Giải đáp những thắc mắc thường gặp về chứng đau đầu

Đau đầu là gì?

Đau đầu là triệu chứng đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh gây ra.

Đau đầu là triệu chứng đau nhức ở phần đầu do nhiều chứng bệnh gây ra. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên đầu. Cơn đau đầu có thể là cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ. Có những trường hợp cơn đau đầu chỉ kéo dài một vài phút nhưng cũng có khi dai dẳng nhiều ngày liền không dứt.

 

Nguyên nhân gây đau đầu là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau đầu, để biết cụ thể nguyên nhân gây đau đầu cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp, từ đó sẽ có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

Đau đầu được phân thành hai loại chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Đau đầu nguyên phát là đau nhưng không kèm theo các triệu chứng quan trọng của một chứng bệnh gì liên quan. Đau đầu nguyên phát có thể được kích hoạt bởi các yếu tố lối sống, chẳng hạn như rượu, thức ăn, giấc ngủ và tình trạng căng thẳng.

Ví dụ về các cơn đau đầu nguyên phát bao gồm:

  • Đau đầu chùm
  • Đau nửa đầu
  • Đau đầu căng thẳng
  • Đau đầu mạn tính hàng ngày
  • Đau đầu khi ho
  • Đau đầu khi tập thể dục
  • Đau đầu khi quan hệ tình dục

Để biết cụ thể nguyên nhân gây đau đầu cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp, từ đó sẽ có biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.

Trong khi đó đau đầu nguyên phát là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Có rất nhiều bệnh khác nhau với cấp độ từ nhẹ tới nghiêm trọng có thể gây ra đau đầu thứ cấp.

Những nguyên nhân thường gặp gây đau đầu thứ cấp bao gồm:

  • Viêm xoang cấp tính
  • Có cục máu đông trong não
  • Phình động mạch não
  • Ngộ độc
  • Bị chấn động
  • Mất nước
  • Viêm tai
  • Cúm
  • Viêm màng não
  • Cơn hoảng loạn
  • Đội mũ quá chặt
  • Đột quỵ

 

Những triệu chứng đau đầu nguy hiểm

Đau đầu sau chấn thương

Bất kỳ chấn thương nào ở đầu gây triệu chứng đau đầu đều cần phải theo dõi cẩn thận và chăm sóc y tế kịp thời. Đau đầu sau khi chịu tác động lên đầu có thể dẫn tới chấn động não. Nếu cơn đau đầu vẫn không thuyên giảm sau chấn thương mà có dấu hiệu gia tăng thì cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt vì đó có thể là dấu hiệu của chảy máu não – một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

 

Đau đầu kèm sốt hoặc cứng cổ

Đau đầu kết hợp với sốt hoặc cứng cổ là dấu hiệu của viêm não hoặc viêm màng não. Cả hai bệnh lý này đều có thể gây tử vong nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.

 

Đau đầu, buồn nôn, ói mửa hoặc nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh

Đây là những dấu hiệu điển hình của chứng đau nửa đầu. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, đau nửa đầu  được xếp trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và 11% người trưởng thành đang phải gánh chịu các cơn đau.

 

Đau đầu, nhìn mờ

Triệu chứng đau đầu dữ dội, thị lực giảm, nhìn mờ dần  cả hai mắt hoặc một mắt, có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ. Cơn đau đầu kèm nhìn mờ là triệu chứng nặng và khá phổ biến của đột quỵ, đặc biệt ở người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

 

Cách trị đau đầu

Người bị đau đầu có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc phòng ngừa đau đầu.

Có một số cách giúp hỗ trợ điều trị đau đầu. Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu và có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đau đầu thường gặp là:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc phòng ngừa cơn đau đầu
  • Châm cứu
  • Nắn xương khớp

Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Có cách nào để giảm triệu chứng đau đầu không?

Ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục đều đặn, tránh xá các tác nhân gây bệnh là những cách hiệu quả để ngăn ngừa cơn đau đầu.

Đau đầu là tình trạng không thể ngăn chặn hoàn toàn được nhưng có một số biện pháp có thể giúp làm giảm bớt khó chịu cho người bệnh ngay tức thì bạn có thể áp dụng:

  • Massage đầu, cổ, mũiMassage đầu, cổ, mũi sẽ giúp bạn thư giãn bản thân, giảm căng thẳng mệt mỏi, triệu chứng đau đầu sẽ giảm đáng kể.
  • Chườm nóng: Sử dụng một túi nước nóng và chườm phía sau cổ cũng sẽ giúp bạn giảm đau đầu tức thì. Điều này cũng giúp thư giãn các cơ bắp và hạn chế việc đau nhói ở vùng đầu.
  • Ngâm chân bằng nước ấm: Khi nhức đầu, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm khoảng 37oC để giúp luân chuyển máu từ chân lên đầu và ngược lại.

  • Tránh tiêu thụ hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây đau đầu, chẳng hạn như một số loại thực phẩm, caffein và rượu.
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Ngủ đủ giấc
  • Không hút thuốc lá
  • Cố gắng kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống
  • Nên nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, trong phòng tối nếu cảm thấy cơn đau đầu sắp xảy ra.

Đau đầu có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc hay cả những hoạt động giải trí đơn giản. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan. Liên hệ ngay với bác sĩ khi có các vấn đề bất thường xảy ra liên quan tới đau đầu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top