✴️ Khám đánh giá 12 đôi dây thần kinh sọ

Nội dung

✅ DÂY I: Dây thần kinh khứu giác

Dây thần kinh khứu giác truyền tải cảm nhận mùi đến trung tâm khứu giác ở vỏ não thông qua các cơ quan thụ cảm khứu giác nằm phía trên vách ngăn mũi. Khám sử dụng mùi dễ bay hơi như dầu đinh hương, bạch đàn, dầu quế, vani, hoặc hồi. Mũi tắc phải hít mạnh, và cho bệnh nhân nhắm mắt.

1 số chất cạnh giường như kem đánh răng, chanh, cà phê cũng giúp kiểm tra khứu giác. Khám để kiểm tra mức độ ý thức của bệnh nhân.

1 số chất kích thích có thể kích thích dây thần kinh sinh ba và gây nhầm lẫn. ví dụ cần tránh chloroform, menthol, camphor, amoniac, acid acetic, rượu và formaldehyde.

 

✅ DÂY II: Thần kinh thị giác

Các dây thần kinh thị giác từ bộ phận cảm nhận bên ngoài, theo các sợi hướng tâm về vỏ não xây dựng các hình ảnh do kích thích trực quan của các sợi võng mạc. Khám ở bệnh nhân có ý thức, đọc những bảng hoặc thẻ có chữ rõ ràng. Cho bệnh nhân nhìn chằm chằm vào 1 điểm cố định (ví dụ mũi của BS) và đếm ngón tay của BS, giữ ở phía trước của bệnh nhân.

Lý tưởng nhất, khám độc lập mỗi mắt bằng cách che mắt không kiểm tra lại

 

✅ DÂY III. IV,VI

- Các thần kinh này chi phối 6 cơ vận nhãn; cơ thẳng trên, cơ thẳng giữa, cơ thẳng dưới và cơ chéo dưới. Nó cũng chi phối cơ nâng mi trên. Những cơ này kiểm soát kích thước đồng tử, liên quan mật thiết tới phản xạ ánh sáng của đồng tử và điều tiết thị lực. Ở bênh nhân có ý thức, BS cho bệnh nhân nhìn ngón tay di chuyển, mỗi mắt kiểm tra độc lập. Ở những bệnh nhân kém hợp tác, BS có thể quan sát chuyển động mắt tự nhiên và sử dụng kích thích, ví dụ di chuyển từ 1 phía của bệnh nhân sang bên kia và theo dõi chuyển động của mắt. Cho bệnh nhân nghiêng đầu sang 1 phía, mắt sẽ chuyển động theo hướng ngược lại (phản xạ bình thường). Đây là test kiểm tra cơ thẳng giữa và cơ thẳng bên đối diện (Dây III và dây VI)

- Nếu có sa mí gợi ý tổn thương thần kinh thị giác

- Cuối cùng, việc kiểm tra phản xạ ánh sáng đồng tử rất cần thiết. ánh sáng truyền qua dây thần kinh thị giác tới nhân Edinger-Westphal. Đồng tử bình thường khi soi đèn sẽ co lại, đồng tử 2 bên bằng nhau, co đồng thời. có thể để ngón tay từ xa và đưa lại gần mắt, đánh giá sự thay đổi của đồng tử.

 

✅ DÂY V: Thần kinh sinh ba

- Dây thần kinh sinh ba có cả thành phần cảm giác và vận động. Thành phần cảm giác truyền cảm giác đau, nhiệt độ và cảm giác đụng chạm từ vùng mặt. Ngoài ra, nó truyền vị giác từ niêm mạc miệng, lưỡi và vận động các cơ nhai

- Khám lâm sàng của dây thần kinh sinh ba gồm 2 thành phần vận động và cảm giác. Với bệnh nhân hôn mê, khám bằng cách cố mở hàm để khám phản xạ đóng hàm hoặc cố đẩy hàm bệnh nhân sang trái hoặc phải. Với bệnh nhân tổn thương thành phần vận động của dây V, hàm sẽ lệch sang 1 bên.

- Khám cảm giác đơn giản ở bệnh nhân tỉnh táo. Có 3 nhánh của dây thần kinh sinh ba chi phối cảm giác vùng mặt- mắt, hàm trên và hàm dưới. bệnh nhân hôn mê khám bằng phản xạ hàm, bằng cách đặt ngón tay của người khám vào giữa cằm và gõ bằng búa phản xạ trên ngón tay đó, hàm sẽ mở hoặc mở nhẹ. Nếu phản xạ nguyên vẹn, hàm sẽ đột ngột đóng khi gõ. Phản xạ giác mạc được cho là phản xạ nổi tiếng nhất. Cảm giác giác quan được truyền bởi thần kinh sinh ba. Vuốt ve giác mạc một cách nhẹ nhàng bằng một vật mềm (chẳng hạn như một miếng bông) hoặc rửa giác mạc bằng nước muối vô trùng, sẽ gây chớp 2 mắt. Tổn thương dây V sẽ không gây chớp 2 mắt, tổn thương dây VII (dây thần kinh mặt) khiếm khuyết ly tâm chỉ chớp 1 mắt cùng bên với kích thích

- Ngoài ra khám các phản xạ khác ở bệnh nhân hôn mê như kích thích giác mạc có thể co thắt hoặc giãn đồng tử. kích thích niêm mạc mũi có thể gây hắt hơi hoặc co thắt cơ mặt

 

✅ DÂY VII: Các dây thần kinh mặt

- Dây VII chủ yếu chi phối vận động cơ trên mặt (ngoại trừ cơ nhai được chi phối bởi dây thần kinh sinh ba), cơ da cổ, vùng cổ trước để thể hiện cảm xúc khuôn mặt. một số chức năng cảm giác, đặc biệt là vị giác, 2/3 trước lưỡi..

- Khám ở bệnh nhân tỉnh táo bằng cách bảo họ nâng lông mày, nhắm mắt, mỉm cười, cau mày, phình má. Bệnh nhân hôn mê hoặc không hợp tác cần quan sát cẩn thận các hoạt động tự phát. Sự bất đối xứng của nếp gấp, nhắm mắt khi ta dễ dàng mở mắt bệnh nhân ra cho thấy có tổn thương dây mặt

- Đánh giá phản xạ giác mạc cùng với dây V là phản xạ đáng tin cậy khi khám dây VII

 

✅ DÂY VIII: Thần kinh ốc tai- tiền đình

- Dây thần kinh sọ thứ tám bao gồm hai bó thần kinh riêng biệt kết hợp thành một dây thần kinh đơn, cụ thể là dây thần kinh âm thanh và dây thần kinh tiền đình. Các dây thần kinh âm thanh truyền đạt cảm giác của âm thanh, có nguồn gốc từ các tế bào cảm nhận trong cơ quan của Corti. Thần kinh tiền đình truyền đạt cảm giác cân bằng và vị trí đầu trong không gian, xuất phát từ các tế bào thụ thể trong các kênh hình bán nguyệt.

- Triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn chức năng tiền đình là chóng mặt và test hay dùng nhất là khám rung giật nhãn cầu.

- Với bệnh nhân hôn mê, trước khi test nhiệt gây rung giật nhãn cầu, phải khám thính giác, loại trừ thủng màng nhĩ trước khi làm. Bệnh nhân nằm ngửa , đầu nâng góc 30 độ, nước đá (ở 0 đến 5C): cho tối thiểu 10 mL trong vòng 30 đến 40 giây. Tuy nhiên, thường cho khoảng 60 mL trong 30 giây và sau đó quan sát trong 30 giây nữa và theo dõi cử động mắt. Lý do test là kích thích dòng nội dịch trong các kênh hình bán nguyệt. Phản ứng ở bệnh nhân bình thường với nước lạnh sẽ gây rung giật nhãn cầu. Không có phản xạ này thường để xác nhận bệnh nhân chết não

 

✅ DÂY IX: dây thiệt hầu và DÂY X: dây phế vị

- Dây thiệt hầu chi phối vận động cơ vòm miệng, nhánh hướng tâm làm tăng tiết nước bọt và cảm giác vị giác 1/3 sau của lưỡi, 1 phần của họng. khám lâm sàng bằng phản xạ nôn. Kích thích họng sau bằng tăm bông, vùng amidan sẽ làm cong và co thắt cơ hầu họng cũng như rút lưỡi.Tuy nhiên, phản xạ này thực hiện thông qua dây phế vị. tổn thương dây thiệt hầu sẽ giảm phản xạ nôn 1 bên, do đó kích thích bên cùng bên tổn thương sẽ không có phản ứng

- Dây phế vị có nhiều chức năng trong cơ thể (hay còn gọi là dây lang thang) chi phối vận động cơ vòm miệng, hầu họng và thanh quản. chức năng phối hợp nuốt và phát âm chủ yếu do dây phế vị.

- Khi bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt và nói, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng phế vị. Giọng nói khàn khàn có thể do tổn thương dây phế vị qua các nhánh thanh quản. Phản xạ nôn cũng giúp khám chức năng dây X. Tổn thương dây X 1 bên, khi kích thích thành họng sau ở bệnh nhân hôn mê, miệng và vòm sẽ kéo về phía đối diện tổn thương

 

✅ DÂY XI: dây thần kinh phụ

Là một dây thần kinh vận động cho tất cả cơ ức đòn chũm, và 1 phần cơ thang. Khám bệnh nhân tỉnh táo, xoay đầu bệnh nhân hoàn toàn sang 1 bên, bệnh nhân sẽ co cơ ức đòn chũm ngược hướng xoay đầu, bệnh nhân nhún vai để chống lại

 

✅ DÂY XII: dây thần kinh hạ thiệt

Chi phối vận động cơ lưỡi, ngay cả ở bệnh nhân không hợp tác hay hôn mê cũng thấy liệt lưỡi. lưỡi sẽ chệch về đối diện bên tổn thương

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top