Trầm cảm được coi là “sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại” bởi con số thống kê cho thấy, tỷ lệ dân số mắc bệnh ngày càng tăng nhanh. Cho đến nay, có khoảng 350 triệu người trên thế giới bị trầm cảm và theo WHO năm 2020, trầm cảm đứng thứ 2 trong số các bệnh phổ biến toàn cầu.
Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến, nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người mắc. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã hoặc không có hứng thú với các hoạt động trong một thời gian dài. Tình trạng này dẫn đến hàng loạt vấn đề về tâm lý – tình cảm, thể chất, làm giảm khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như sức khỏe của người mắc. Khi chứng trầm cảm kéo dài và điều trị muộn, người bệnh có thể không còn thiết tha với cuộc sống, dễ nảy sinh ý định tự tử.
Việc nhận biết chính xác dấu hiệu trầm cảm là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu trầm cảm điển hình:
Khí sắc trầm
Biểu hiện đầu tiên của chứng trầm cảm là dấu hiệu tiêu cực về mặt cảm xúc. Khuôn mặt người bệnh luôn mang khí sắc u sầu, buồn bã, chán nản, lo lắng, hay cáu gắt. Thế nhưng, đây cũng là dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn, bởi một người bình thường cũng trải qua cảm xúc này. Do đó, cần căn cứ vào thời gian để nhận định chính xác (ít nhất là 2 tuần).
Mất ngủ
Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu rõ rệt nhất ở người trầm cảm. Sự kéo dài của những cảm xúc tiêu cực và mệt mỏi về thể chất khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Thêm nữa, các hormone gây ức chế thần kinh có thể gây ra chứng đau đầu kéo dài.
Mất niềm tin
Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống. Họ bắt đầu có xu hướng sử dụng rượu hay thuốc an thần để xoa dịu sự tuyệt vọng. Thứ ám ảnh nhất đối với người trầm cảm là cảm giác tội lỗi, nguy hiểm hơn khi họ có ý định tự sát để giải thoát cuộc sống.
Giảm hiệu suất làm việc
Trên thực tế, một số người bị trầm cảm có thể gặp các triệu chứng khác nhau về mặt thể chất như: Đau nhức toàn thân, đau đầu, hay quên, khó tập trung hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa. Những điều này khiến cơ thể suy giảm năng lượng, gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện trầm cảm như: Sử dụng thuốc, tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh,... Để cải thiện bệnh hiệu quả, cần khắc phục được nguyên nhân sâu xa là thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin và thiếu hụt chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh não bộ, hạn chế bệnh tái phát, có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược - điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cao hợp hoan bì.
Ngày nay, các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh tác dụng của hợp hoan bì đối với rối loạn lo âu, trầm cảm trong đó nghiên cứu vào năm 2015 tại Trung Quốc chứng minh, dịch chiết xuất hợp hoan bì có khả năng làm tăng nồng độ serotonin - hormone liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh hoạt động thần kinh, giúp cân bằng tâm trạng.
Sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao hợp hoan bì giúp tác động vào 2 nguyên nhân gây tình trạng trầm cảm đó là: Kích thích cơ thể tăng cường sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin từ bên trong; Tăng cường chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh não bộ, hỗ trợ giúp tăng cường sức khoẻ thần kinh tâm thần, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện hiệu quả bệnh trầm cảm.
Trầm cảm có thể gây nhiều hậu quả khó lường. Nhưng nếu người bệnh có lối sống khoa học, lành mạnh và áp dụng các biện pháp nêu trên sẽ góp phần cải thiện bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh