Nếu bạn là người từng trải qua cảm giác lo âu hay trầm cảm chắc chắn bạn không phải là người duy nhất. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, trong giai đoạn dịch bệnh này cứ 10 người thì 4 người mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm. Thậm chí trước đại dịch COVID-19, rất nhiều người cũng đã mắc trầm cảm. Trầm cảm mạn tính (trầm cảm kéo dài ít nhất 2 năm ) ảnh hưởng 1,5% dân số từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ. Trầm cảm là một bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến mọi người ở mọi xuất thân ở bất cứ giai đoạn nào cuộc đời và ở mọi nơi trên thế giới.
Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Với một số người, triệu chứng của trầm cảm có thể được mô tả với một cảm xúc chung nhất là “buồn”, thiếu niềm vui với mọi thứ và mọi hoạt động mà họ đã từng rất thích và cảm giác mệt mỏi do rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ). Những cảm xúc khác có thể diễn ra như tính nết cáu gắt, không thích dành thời gian tiếp xúc với người khác, thích ở một mình cô lập với thế giới bên ngoài.
Triệu chứng của trầm cảm có thể khác nhau ở mỗi người vì thế có thể khả năng phát triển thành trầm cảm ngay từ đầu. Vậy tại sao điều này lại xảy ra ở người này mà không xảy ra ở người khác? Chúng ta vẫn chưa biết tường tận, và trầm cảm là một bệnh do đa yếu tố gây lên.
Một số yếu tố gây nên trầm cảm gồm:
Thông thường các yếu tố này tương tác với nhau để gây ra hoặc duy trì một giai đoạn trầm cảm cho một người. Như vậy câu hỏi mà chúng ta đặt ra ở trên đã có lời giải đáp. Cả yếu tố gen và môi trường tương tác với nhau để gây ra tình trạng trầm cảm. Có thể nói nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tâm thần nghĩa là bạn có nguy cơ cao mắc trầm cảm cao hơn người khác, có nghĩa là gen cũng đóng vai trò nào đó trong trầm cảm. Cấu tạo di truyền của một người nào đó có thể khiến họ có khả năng mắc bệnh cao hơn, nhưng không đồng nghĩa với việc họ chắc chắn bị trầm cảm. Tuy nhiên cũng rất khó để xác định được yếu tố nào từ môi trường gây ra trầm cảm. Và một lần nữa lại phải nói rằng trầm cảm là một bệnh lý phức tạp, kết hợp nhiều yếu tố với nhau để tạo lên bệnh lý phức tạp. Nếu bạn đang bị trầm cảm hoặc cảm thấy không bình thường thì hãy dũng cảm đi khám để được điều trị kịp thời, từ khóa thứ hai mà bạn cần phải nhớ đó là: trầm cảm có thể chữa được.
Tin tốt là bạn có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau với những cơ chế khác nhau. Điều này có nghĩa là cho dù bạn bị trầm cảm bởi nguyên nhân sinh học hay do môi trường, đều có những cách để điều trị.
Một số phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay:
Nếu một phương pháp điều trị không hiệu quả với một người, thì sẽ có nhiều phương pháp thay thế khác sẽ đáp ứng. Bạn có thể mất thời gian để tìm ra phương pháp phù hợp với mình. Một số phương pháp điều trị đáp ứng tốt với một số người nhưng lại không hiệu quả với người khác. Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện để tìm ra những nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh