Rối loạn tiền đình nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, chấn thương,… Tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh thì việc kiểm soát tránh tái phát căn bệnh này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý không được tự ý mua thuốc và sử dụng những loại thuốc khác nhau khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi rất có thể sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn. Khi cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả, đúng hướng giúp cải thiện chất lượng sống cũng như giảm thiểu tối đa những biến chứng cho cơ thể.
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định, người bệnh nên tích cực tham gia vận động và rèn luyện thường xuyên và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh. Những bệnh nhân mắc thêm một số bệnh lý nền cần chú ý trong việc sử dụng thuốc và trong quá trình ăn uống. Cần hạn chế và tuyệt đối không được sử dụng những loại thực phẩm ảnh hưởng tới cơ thể.
Hiện nay, điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc vẫn đang là phương pháp phổ biến nhất. Một số loại thuốc dùng cho người bệnh rối loạn tiền đình có thể kể đến như: Cinnanizin, Acetyllleucin,… Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và chỉ là biện pháp nhất thời. Bởi sử dụng thuốc chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh tại thời điểm đó.
Hơn nữa, không phải trường hợp rối loạn tiền đình nào cũng cần dùng thuốc. Vì vậy, bạn cần thăm khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh nên kết hợp và cân bằng giữa việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ và xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời duy trì thăm khám định kỳ để được theo dõi và chăm sóc hệ thần kinh toàn diện.
Cách tốt nhất để có cơ thể khỏe mạnh đó là chăm chỉ tập luyện các bài thể dục thường xuyên, đều đặn.
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên thiết lập riêng cho bản thân một chế độ tập luyện riêng và thường xuyên dành thời gian để vận động, rèn luyện tăng cường sức khỏe cho chính bản thân.
Tránh ngồi quá lâu để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạch máu, khiến máu khó lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tuần hoàn máu kém gây ra một số căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể.
Ngoài việc tập luyện hằng ngày, mỗi người cũng cần đưa ra một tháp dinh dưỡng riêng cho bản thân mình. Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bản thân có sức đề kháng đối phó với nhiều căn bệnh.
Người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin như: vitamin B6 trong thịt gia cầm, các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều,…), các loại hải sản, chuối,…
Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật để tránh làm mắc bệnh về nhiễm mỡ dẫn tới tắc nghẽn động mạch. Đặc biệt người bệnh cần giảm hàm lượng muối trong mỗi bữa ăn để tránh nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp,…
Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa caffein, bởi đây là chất kích thích làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
Thường xuyên thức khuya và không ngủ đủ giấc là một thói quen xấu gây ảnh hưởng tới cơ thể. Để cơ thể không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiền đình thì bạn nên từ bỏ những thói quen này. Thay vào đó, hãy ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để bạn có thể thực hiện mọi công việc trong trạng thái tỉnh táo nhất.
Hiện nay thói quen sử dụng các thiết bị điện tử quá mức cho phép dẫn tới việc năng lượng bị tiêu tốn quá nhiều. Và đến một thời điểm nào đó cơ thể khi không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng sẽ mắc phải một số bệnh lý trong đó có rối loạn tiền đình.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh rối loạn tiền đình phải kể đến như:
– Các bệnh lý như huyết áp thấp, bệnh thiếu máu, các bệnh về tim mạch,…gây tắc nghẽn mạch máu khiến máu không thể lưu thông nuôi dưỡng cơ thể.
– Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực, mất ngủ,…có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này dây thần kinh số 8 cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới quá trình tiếp nhận thông tin của bệnh nhân sẽ không chính xác, gây rối loạn.
– Béo phì hay người quá gầy do thiếu chất dinh dưỡng cũng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình
– Hậu quả để lại của một số bệnh như u não, viêm dây thần kinh,…
– Suy giảm chức năng ở một số cơ quan đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi.
– Sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
– Ít vận động, sống trong môi trường xấu, thời tiết chuyển mùa nóng – lạnh đột ngột,…
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện căn bệnh này.
Trên đây là một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để có một phương pháp điều trị tối ưu nhất, bạn nên thăm khám sớm để được thăm khám và tư vấn phác đồ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh