✴️ Mất ngủ phải làm sao? “Bật mí” cách cải thiện hiệu quả

Nội dung

1. Mất ngủ gồm hai dạng: cấp tính và mạn tính

Mất ngủ có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn (cấp tính) hoặc kéo dài kinh niên (mất ngủ mạn tính).

Nếu thỉnh thoảng bạn gặp phải tình trạng khó ngủ, tình trạng này có thể kéo dài nhưng dưới 1 tháng thì đây được coi là mất ngủ cấp tính.

Còn nếu tình trạng này xảy ra ít nhất 3 lần/tuần và kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn, thì đó chính là chứng mất ngủ mạn tính.

Xét về mức độ nguy hiểm và khó điều trị thì mất ngủ mạn tính thường nguy hiểm và khó điều trị hơn mất ngủ cấp tính. Theo thống kê, có khoảng 10-30% người trưởng thành bị mất ngủ mạn tính. Điều này gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh, bởi nếu thiếu ngủ kéo dài cơ thể dễ suy kiệt và dễ mắc nhiều bệnh lý như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, tiểu đường,…

Mất ngủ không nên chủ quan vì nếu kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

2. Mất ngủ phải làm sao?

Đọc ngay một số cách giúp bạn cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả:

 

2.1 Tập thể dục đều đặn

Lựa chọn các bài tập thể dục vừa sức và tập luyện thường xuyên sẽ giúp điều hòa toàn bộ cơ thể bạn, giúp cơ thể thải các độc tố, não bộ được thoải mái dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Cần lưu ý khi tập thể dục vào buổi tối nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, không nên tập các bài tập quá sức điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục thường xuyên như tập yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… sẽ giúp tinh thần thoải mái, các cơ trong cơ thể cử động linh hoạt giúp bạn dễ ngủ hơn.

 

2.2 Uống sữa ấm

Bạn có thể sử dụng một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp cung cấp canxi cho cơ thể, giúp não bộ tạo ra hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

 

2.3 Bổ sung các thực phẩm có tác dụng buồn ngủ vào bữa tối

Nếu hay bị mất ngủ phải làm sao? Hãy bổ sung ngay những loại thực phẩm giúp dễ ngủ vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là vào bữa cơm tối. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nếu khó ngủ hoặc hay bị mất ngủ bạn nên sử dụng thực phẩm có chứa  protein và carbohydrate như chuối, súp lơ, đậu phộng, bánh quy lúa mạch, bánh quy phô mai,… sẽ rất tốt cho giấc ngủ.

 

2.4 Nghe nhạc thư giãn trước khi đi ngủ

Trước khi ngủ, bạn nên bật một số bài nhạc nhẹ như nhạc không lời, nhạc piano,… để giúp não bộ và cơ thể được thư giãn, thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.

 

2.5 Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ

Không gian phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát và ánh sáng phù hợp sẽ giúp tâm trạng thoải mái sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn phòng ngủ bừa bộn, chật chội, ồn ào, đèn ngủ quá sáng sẽ khiến bạn khó ngủ.

Hãy vệ sinh phòng ngủ của mình sạch sẽ, thoáng mát và lựa chọn ánh sáng phù hợp để yên tĩnh, dễ ngủ.

 

2.6 Lựa chọn chăn gối phù hợp

Chăn gối cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Hãy thử nghĩ mà xem, bạn sẽ rất khó ngủ với một chiếc gối quá cao hay một chiếc chăn quá dày hoặc quá mỏng, chất liệu vải khiến bạn cảm thấy khó chịu chính điều này sẽ khiến bạn không thể thoải mái để đi vào giấc ngủ.

Chưa kể, nằm gối quá cao sẽ khiến máu khó lưu thông lên não, đau mỏi vai gáy, lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới cột sống cổ của bạn. Vậy mất ngủ phải làm sao? Hãy lựa chọn cho mình những bộ chăn, ga, gối phù hợp; đặc biệt là gối nên lựa chọn loại gối có độ cao vừa phải và có chất liệu mềm mịn (chất vải bằng lụa là một gợi ý cho bạn) sẽ khiến bạn thoải mái hơn khi ngủ.

Nhưng một việc cũng rất quan trọng đó là bạn cần vệ sinh chăn, gối, ga trải giường sạch sẽ và thường xuyên để tránh nấm, mốc, vi khuẩn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn nhé.

 

2.7 Mất ngủ phải làm sao? Nên sử dụng các loại trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược giúp trị chứng mất ngủ bạn có thể sử dụng như trà tâm sen, trà cúc la mã, trà lạc tiên, trà hoa hòe, …

Các loại trà này thành phần bên trong có chứa các chất gây buồn ngủ, khi uống vào cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng vì nếu uống quá nhiều nước vào buổi tối sẽ phải đi vệ sinh nhiều lần, điều này làm ngắt quãng giấc ngủ của bạn.

Trà tâm sen có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho người bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ,)

 

2.8 Xông tinh dầu trong phòng ngủ

Điều này vẫn còn gây tranh cãi, bởi một số người cho rằng liệu pháp xông tinh dầu trong phòng ngủ sẽ giúp lọc sạch các mùi trong phòng ngủ, cung cấp mùi thơm dễ chịu, giúp tinh thần được thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, một số người lại không thích ngửi mùi hương trong phòng ngủ, thậm chí nếu mua phải những loại tinh dầu kém chất lượng khi sử dụng có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn có thể cân nhắc sử dụng tinh dầu trong phòng ngủ. Một số loại tinh dầu tốt cho giấc ngủ bạn có thể tham khảo như: tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu sả chanh, tinh dầu cúc, tinh dầu tràm,…

 

2.9 Thói quen ngủ sớm dậy sớm

Bạn nên tập rèn luyện thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm vào giờ cố định mỗi người. Trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút bạn nên dành thời gian để thư giãn, không nên dùng điện thoại, bạn nên suy nghĩ tới những điều tích cực và tốt đẹp.

 

2.10 Mất ngủ phải làm sao? Nên đi khám với bác sĩ

Đây cũng là thói quen tốt bạn cần duy trì. Không phải chỉ đi khám với bác sĩ khi có bệnh mà bạn nên tập cho mình thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra “ẩn nấp” sau triệu chứng mất ngủ.

Nếu bị mất ngủ, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ Nội thần kinh, sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tầm soát, phát hiện ra bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tuyệt đối không tùy ý hay lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần để ngủ. Các thuốc này chỉ nên sử dụng khi đã thăm khám và có sự tư vấn sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top