Cha mẹ và bác sĩ nhi khoa thường có thể phát hiện các dấu hiệu sớm cho thấy trẻ cần được đánh giá thêm về chứng tự kỷ. Các dấu hiệu cần phải chú ý như sau:
Trẻ sơ sinh bị chứng tự kỷ cũng có thể tránh giao tiếp bằng mắt và khi lớn hơn, trẻ sẽ có biểu hiện không quan tâm đến mọi người và những vật khác chuyển động quanh chúng.
Hãy nhớ rằng chứng tự kỷ thường không được chẩn đoán cho đến khoảng 3 tuổi, mặc dù một số chuyên gia tin rằng một số trẻ bắt đầu có dấu hiệu từ rất sớm (6 tháng tuổi), mặc dù những dấu hiệu này rất khó nhận biết.
Cũng có một nghiên cứu về tự kỷ cho thấy rằng một số trẻ bị chứng tự kỷ có sự tăng trưởng não bất thường. Cụ thể, trẻ sẽ có kích thước đầu nhỏ hơn trung bình khi sinh (nhỏ hơn khoảng 25%), nhưng sau đó có một giai đoạn tăng trưởng đầu nhanh (đạt khoảng 84% kích thước đầu của trẻ 6-14 tháng). Nhưng tăng trưởng vòng đầu nhanh không phải là dấu hiệu của tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ.
Hãy nhớ rằng một số dấu hiệu và triệu chứng của chứng tự kỷ trùng lặp với những tình trạng bệnh khác. Ví dụ, gù lưng có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản chứ không phải là chứng tự kỷ, mặc dù bạn thường sẽ thấy các triệu chứng tròa ngược là nôn trớ và hay cáu gắt.
Một trong số những điều nguy hiểm khi cha mẹ nhận ra con mình phát triển không bình thường đó là, rất nhiều người (ví dụ như họ hàng, hàng xóm) sẽ nói với cha mẹ rằng: "không phải lo lắng" hoặc rằng "nên chờ đợi".
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tốt hơn là phụ huynh nên tin vào bản năng của mình và đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được lượng giá nếu họ nghĩ rằng trẻ không phát triển bình thường.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh