ĐỊNH NGHĨA
Là một thủ thuật dùng kim chọc vào ổ áp xe gan dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm chẩn đoán và điều trị ổ áp xe gan.
CHỈ ĐỊNH
Ổ áp xe lớn > 5cm.
Ổ áp xe giai đoạn hóa mủ.
Ổ áp xe dọa vỡ.
Cặn ổ áp xe cần hút để điều trị.
Trong trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với u gan.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Rối loạn đông máu: Prothrombine < 50%.
Tiểu cầu < 50 G/l.
Dị ứng với thuốc gây tê: Xylocain.
Đường vào không an toàn trên siêu âm.
Người bệnh không đồng ý can thiệp.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
02 bác sĩ: 01 làm siêu âm, 01 chọc hút.
01 hoặc 02 điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên.
Phương tiện
Máy siêu âm: 01 chiếc
Cáng nằm: 01 chiếc
Kim chọc tủy sống loại 18G - 20G hoặc kim sắt có nòng loại lớn: 01 cái
Bơm tiêm 5ml: 01 cái, bơm tiêm 10 ml: 01 cái
Xylocain 2% 2ml: 01 ống
Bông cồn: 01 lọ
Gạc vô trùng miếng nhỏ: 10 cái
Săng có lỗ: 01 cái
Cồn sát trùng 700: 01 lọ to dùng sát trùng tay
Băng dính y tế: 01 cuộn
Găng tay vô trùng: 03 đôi
Người bệnh
Cần được giải thích rõ mục đích của thủ thuật, các tai biến có thể xảy ra. Phải ký vào giấy cam đoan làm thủ thuật.
Có người nhà đi cùng.
Hồ sơ bệnh án
Có hồ sơ bệnh án đầy đủ, kèm theo phim chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ nếu có.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra phiếu chỉ định, phiếu cam đoan của người bệnh. Phiếu xét nghiệm nuôi cấy dịch ổ áp xe hoặc làm tế bào học.
Kiểm tra các xét nghiệm: công thức máu, đông máu cơ bản, xét nghiệm HIV.
Kiểm tra xem người bệnh có dị ứng thuốc gì không.
Các thăm dò cận lâm sàng: kết quả siêu âm, CT scanner, MRI.
Kiểm tra người bệnh
Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở.
Thực hiện kỹ thuật
Người bệnh được nằm trên cáng theo qui trình siêu âm bụng.
Bác sĩ làm siêu âm kiểm tra vị trí nang gan và xác định đường vào, cùng bác sĩ chọc hút xác định hướng đi của kim.
Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên sát trùng nơi sẽ chọc.
Bác sĩ làm chọc hút đi găng vô trùng, trải săng có lỗ vào vị trí chọc hút.
Gây tê nơi chọc.
Dùng kim chọc qua da và vào thẳng vị trí ổ áp xe gan, khi đầu kim vào tới ổ áp xe gan, dùng bơm tiêm 10ml lắp vào kim chọc hút để chút dịch trong ổ áp xe, hút ra càng nhiều càng tốt, hút cho tới khi nào không thể hút được nữa thì dừng.
Dặn người bệnh nhịn thở và rút nhanh kim ra khỏi cơ thể.
Băng dính gạc chỗ chọc, sau đó chuyển người bệnh về phòng theo dõi.
THEO DÕI
Người bệnh được theo dõi: toàn trạng, mạch, huyết áp trong 6 giờ, nằm tại giường.
TAI BIẾN
Nhìn chung đây là thủ thuật khá an toàn cho người bệnh, tuy nhiên cũng lưu ý một số tai biến có thể xảy ra như sau:
Chảy máu: theo dõi sát, nếu chảy ít không cần can thiệp mà người bệnh cần nằm theo dõi thêm, chảy nhiều nên can thiệp ngoại khoa, truyền máu.
Thủng tạng rỗng: phẫu thuật.
Đau chỗ chọc: có thể uống thuốc giảm đau như Efferalgan…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện.
Evan J Samett, MD; Chief Editor: Kyung J Cho, MD: "Percutaneous Abscess Drainage" Medscape Referenc
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh