1. Kiến thức cơ bản về bệnh thiếu máu não
1.1. Nguyên nhân chính gây bệnh
Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu não như:
– Do dị tật bẩm sinh
– Do một số bệnh lý về thần kinh, tim mạch như: xơ vữa động mạch, co mạch máu,…
– Các cục máu đông gây cản trở sự tuần hoàn của máu
– Thành động mạch bị chèn ép từ phía ngoài
1.2.Triệu chứng điển hình
Những triệu chứng của người thiếu máu não thường xuất hiện rất đột ngột và khó phát hiện. Đôi khi phát hiện bệnh thì bệnh cũng đã tiến triển rất nghiêm trọng.
– Người bệnh hay cảm thấy đau đầu, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, thị lực suy giảm
– Thính lực giảm, khả năng nghe kém đi do bị ù tai
– Rối loạn vận động và cảm giác: tê bì chân tay, nhức mỏi tay chân,…
1.3. Biện pháp phòng ngừa
Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi người cần xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt riêng như:
– Cần cung cấp đủ các chất cho cơ thể như: chất đạm, chất sắt, vitamin C, vitamin B12,…
– Sử dụng thực phẩm giàu polyphenols: đậu, cacao, các loại hạt,…
– Nên sử dụng thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, tảo biển, cá trích,…
– Sử dụng các loại rau xanh như: rau xà lách, rau cải bó xôi…bởi trong rau chưa nhiều nitrate
– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn và các loại mỡ động vật khác.
Ngoài ra người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. Không chỉ thế, chúng ta nên thăm khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện những bệnh lý nguy hiểm.
2. Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu não
2.1. Người thiếu máu não ăn gì để cải thiện sức khỏe?
Nếu bạn đang thắc mắc thiếu máu não nên ăn gì để nhanh cải thiện tuần hoàn não và sớm hồi phục thì nhất định không được bỏ lỡ những nhóm thực phẩm sau đây.
Nhóm thực phẩm giàu đạm và sắt
– Hải sản: ở trong một số loại hải sản như: ngao, sò, tôm, cua,…chứa rất nhiều sắt, vitamin B12 và các loại acid amin,…sẽ giúp cơ thể sản sinh thêm nhiều hồng cầu. Điều này chống căng thẳng, tăng sức đề kháng, giảm tình trạng mệt mỏi, đặc biệt sẽ giúp lưu thông máu và cung cấp đầy đủ oxy cho não.
– Thịt bò: đặc biệt trong thịt bò cũng chứa rất nhiều sắt, đạm, các lọai vitamin B2, B12, B6 giúp đẩy nhanh quá trình tạo hồng cầu, cung cấp oxy. Không chỉ thế, ăn thịt bò còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Có thể nói thịt bò là sự lựa chọn hàng đầu với người thiếu máu não.
– Lòng đỏ trứng gà: rất giàu chất đạm, sắt, photpho, canxi, một số loại vitamin,…tham gia vào quá trình tạo máu trong cơ thể.
– Cá hồi: già acid béo, các khoáng chất, canxi, kẽm, các loại vitamin A, B6, D, B12 rất tốt cho các hoạt động của não bộ.
Nhóm thực phẩm rau, củ, quả giàu sắt và vitamin
– Cần tây: chứa nhiều acid amin, kẽm, sắt, các loại vitamin giúp lưu thông tuần hoàn máu não
– Cà rốt: giúp tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu do trong cà rốt chứa nhiều vitamin A, D, E, C, B, kali, sắt, acid folic, magie, photpho, canxi,..
– Rau chân vịt: hay chính là rau bó xôi, đây là loại rau xanh có chứa rất nhiều chất sắt, vitamin B12 và acid folic
– Bông cải xanh: chứa nhiều vitamin A, C, magie, chất xơ, chất sắt,…Vì thế, bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe và bổ máu não.
– Lựu: có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép uống hằng ngày, trong lựu chứa nhiều sắt, magie, canxi, vitamin C chống oxy hóa, tăng hấp thu sắt, đặc biệt hỗ trợ trong quá trình tạo máu.
– Bí đỏ (bí ngô): chứa nhiều protein, viatmin C, sắt,…
– Quả mâm xôi và dâu tây: trong 2 loại quả này chứa nhiều folate, kèm, carbohydrate, chất xơ, chất chống oxy hóa cao. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy rất tốt, ngoài ra còn tăng khả năng hấp thụ sắt.
– Nho đen khô: tăng cường hấp thụ sắt do trong nho có hàm lượng vitamin C rất lớn, từ đó tăng hemoglobin tạo máu
– Quả mận: giúp loại bỏ những gốc tự do gây hại cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh hiệu quả bởi trong mận có chứa nhiều sắt, magie, chất xơ, vitamin A,…
– Quả óc chó: có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ thành mạch, ngoài ra còn giúp tăng trí nhớ, giảm nguy cơ trầm cảm và ngủ ngon hơn
Một số loại đồ uống tốt cho sức khỏe
Người bệnh có thể uống một số loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như: nước cam, nước dưa hấu, nước bưởi,…
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm sữa và đặc biệt phải uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
2.2. Người thiếu máu não ăn gì sẽ gây hại cho sức khỏe?
Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng giữ một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu não. Người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm như:
– Thịt đỏ: bởi ăn nhiều thịt đỏ sẽ tăng khả năng ung thư, tim mạch và tăng nguy cơ bị bệnh thiếu máu não
– Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, xúc xích, thịt hun khói… Bởi trong những loại thực phẩm đó có chứa hàm lượng calo, natri, muối khá cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
– Một số chất phụ gia khác sẽ làm tăng huyết áp, dễ gây đột quỵ ở người cao tuổi và gây thiếu máu não
– Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas, các loại nước ép, nước ngọt đóng chai sẵn hay các loại bia, rượu, các chất kích thích khác và đặc biệt là cafe
– Không sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, bởi sẽ làm tăng khả năng bệnh nhân bị tăng đường huyết làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được người thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì. Để giữ gìn sức khỏe cũng như bảo vệ cho chính mình và những người thân xung quanh, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ thể dục thể thao phù hợp để ngăn ngừa các bệnh lý khác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh