Theo nghiên cứu, sa sút trí tuệ ảnh hưởng tới khoảng ⅙ người ở độ tuổi từ 80 đến 85 tuổi và khoảng ⅓ người từ 85 tuổi trở lên.
Đây là chứng bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Có nhiều loại sa sút trí tuệ, cho đến nay vẫn chưa có một kết luận chính xác nào khẳng định đâu là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Và hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị nào có thể điều trị khỏi sa sút trí tuệ. Việc điều trị nhằm mục đích làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và góp phần kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh sa sút trí tuệ gồm:
Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây chứng sa sút trí tuệ. Khi tuổi tác ngày càng cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ thoái hóa dần làm suy yếu các chức năng vốn có của chúng và não bộ cũng không ngoại lệ. Chẳng hạn như tình trạng sa sút trí tuệ mạch máu thường xảy ra ở người đã từng bị đột quỵ hoặc có nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt là những người huyết áp cao, đái tháo đường lâu năm. Khi tuổi càng cao các cơ quan suy yếu thì càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…
Một số dạng (thể) bệnh lý sa sút trí tuệ liên quan đến yếu tố di truyền, tức là nếu trong gia đình bạn có người bị sa sút trí tuệ thể có yếu tố di truyền, thì bạn có nguy cơ mắc bệnh đó cao hơn những người bình thường không có yếu tố gia đình bị sa sút trí tuệ. Nhưng không thể khẳng định rằng người có người thân bị sa sút trí tuệ thì họ cũng sẽ bị sa sút trí tuệ được.
Ngoài ra, một số tác nhân sau cũng được liệt là một trong số những yếu tố có nguy cơ gây sa sút trí tuệ:
– Người sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá thường xuyên.
– Người ít hoạt động trí óc
– Người từng bị chấn thương sọ não.
– Người mắc các bệnh lý não, mạch não bẩm sinh.
– Người bị trầm cảm,…
Sa sút trí tuệ ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, khả năng ngôn ngữ, suy luận, khả năng phán đoán của người bệnh. Các triệu chứng thường khác nhau ở mỗi người và chúng cũng thay đổi theo thời gian.
Các triệu chứng sớm của sa sút trí tuệ thường diễn ra từ từ, không biểu hiện rầm rộ, nên nhiều người chủ quan bỏ qua.
Sau đây là những triệu chứng sớm của bệnh sa sút trí tuệ:
– Hay nhầm lẫn (lẫn lộn)
– Khó nhớ lại các sự kiện hoặc thông tin gần đây.
– Khó khăn khi diễn đạt ngôn ngữ (không thể tìm được từ phù hợp với sự vật).
– Khó tập trung và suy luận các vấn đề phức tạp như thanh toán hóa đơn hoặc cân bằng sổ sách.
– Bị lạc ở một nơi quen thuộc.
Sa sút trí tuệ tiến triển muộn hơn, những triệu chứng diễn ra ngày càng rõ rệt và nặng hơn. Ở giai đoạn này các triệu chứng về tính cách và hành vi có thể trở nên khá phức tạp.
Sau đây là một số triệu chứng muộn của bệnh sa sút trí tuệ:
– Gia tăng sự tức giận hoặc thù địch, hành vi hung hăng, chán nản hoặc ít quan tâm đến môi trường xung quanh (được gọi là “thờ ơ”).
– Khó ngủ
– Ảo giác, ảo tưởng
– Mất định hướng
– Cần giúp kể cả những công việc cơ bản như: ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo.
– Mất kiểm soát (khó kiểm soát bàng quang và/hoặc ruột).
Cho đến hiện nay sa sút trí tuệ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Một số thuốc dùng trong điều trị sa sút trí tuệ có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống và góp phần kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Hiện nay, có 4 nhóm thuốc được dùng trong điều trị sa sút trí tuệ như:
– Các thuốc ngăn chặn, ức chế sự hình thành amyloid
– Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh: chất chống oxy hóa, thuốc đối kháng thụ thể NMDA,
– Các thuốc điều trị hành vi: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc an thần giải lo.
Để đối phó với tình trạng sa sút trí tuệ khi về già, các chuyên gia khuyến khích mọi người thay đổi lối sống ngay từ khi còn trẻ.
Một số biện pháp bạn nên thực hiện để ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già là:
– Ngủ đủ giấc, đúng giờ
– Ăn nhiều trái cây
– Tập thể dục thường xuyên
– Không hút thuốc
– Tham gia các hoạt động xã hội.
– Chơi các trò chơi kích thích não bộ
– Hạn chế tối đa stress
– Không sử dụng nhiều các chất kích thích như: bia, rượu, cafe, …
Người bị trầm cảm sau này có nguy cơ sa sút trí tuệ cao, vì vậy nên được chăm sóc đầy đủ. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại vitamin có vai trò tốt giúp hỗ trợ trí não như vitamin A, B1, B2, B6, B9, B12, C, D, E, K là các vitamin thiết yếu cho não. Bạn có thể bổ sung qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng qua đường uống giúp hỗ trợ bổ sung các loại vitamin này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh