Không ít người trong chúng ta đều đã ít nhất một lần nghe tới cụm từ 'tâm thần phân liệt'. Tuy nhiên, hầu hết lại không rõ chứng bệnh này thực sự là gì, biểu hiện ra sao, diễn biến như thế nào... dẫn đến năm hiểu lầm sau về căn bệnh:
Đây là sai lầm phổ biến nhất khi nói về căn bệnh tâm thần này. Thực tế, tâm thần phân liệt có khá nhiều triệu chứng, nhưng trong đó chắc chắn không bao gồm mặt 'đa tính cách'. Nói đúng hơn, sự 'phân liệt' trong tên bệnh chỉ về trạng thái rối loạn chức năng nhận thức của họ chứ không phải về tính cách.
Phim ảnh đã tạo cho nhiều người ấn tượng rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt rất 'biến thái', nguy hiểm. Tuy nhiên, sự thật là ngược lại. Rất ít bệnh nhân tâm thần phân liệt tỏ ra hung hãn, hầu hết họ không bạo lực và thường là nạn nhân bị lạm dụng do trạng thái tinh thần của họ.
Theo một nghiên cứu của ĐH Oxford, trong 13.806 bệnh nhân tâm thần phân liệt chỉ có 23% người thực hiện hành vi bạo lực.
Dù các bệnh nhân thường phải dùng thuốc điều trị tâm lý trong thời gian dài để chống các triệu chứng bệnh nhưng tâm thần phân liệt hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Dù bệnh nhân tâm thần phân liệt cần phải được theo dõi, thậm chí cần nhập viện để chữa trị nhưng không phải người bệnh nào cũng có cuộc sống bất thường. Sự thật là khoảng 72% bệnh nhân tâm thần phân liệt sống độc lập và 40% số họ có thể tìm được việc làm.
Các triệu chứng hoang tưởng như nghe tiếng nói hoặc thấy những thứ vô hình là triệu chứng tâm thần phân liệt nhưng chúng không phải là tất cả. Tâm thần phân liệt còn có các triệu chứng như suy nghĩ rối loạn, bệnh nhân không thể hoặc rất khó khăn sắp xếp suy nghĩ, hoặc cảm thấy suy nghĩ hợp lý... Do đó, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, trò chuyện.
Nếu không được chữa trị, bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể cũng bị rối loạn vận động, nghĩa là họ không di chuyển hoặc phản ứng với người xung quanh trong thời gian dài. Họ cũng có thể bị rối loạn hành vi, gây các hoạt động, hành vi lặp lại liên tục.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh