Chứng tăng tiết mồ hôi là tình trạng toát quá nhiều mồ hôi. Vã mồ hôi có thể xảy ra trong các tình huống bất thường, chẳng hạn như trong thời tiết mát mẻ, hoặc không có bất kỳ yếu tố kích hoạt nào. Nó cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như thời kỳ mãn kinh hoặc cường giáp.
Chứng tăng tiết mồ hôi có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện tình hình này.
Toát mồ hôi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trong những điều kiện nhất định, chẳng hạn như thời tiết nóng, hoạt động thể lực, căng thẳng, cảm giác sợ hãi hoặc giận dữ. Với chứng tăng tiết mồ hôi, bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường mà không có lý do rõ ràng.
Đổ mồ hôi chủ yếu xảy ra ở bàn chân, tay, mặt, đầu và nách. Nó thường bắt đầu trong thời thơ ấu. Khoảng 30 – 50% những người này có tiền sử gia đình mắc chứng tăng tiết mồ hôi.
Chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát thường gây ra bởi một vấn đề y tế hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nó thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Với loại này, bạn có thể đổ mồ hôi ở toàn cơ thể, hoặc chỉ ở một khu vực; bạn cũng có thể vã mồ hôi trong khi ngủ.
Các vấn đề có thể gây ra loại này bao gồm:
Một vài loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi. Trong nhiều trường hợp, đổ mồ hôi là một tác dụng phụ hiếm hoi mà hầu hết mọi người không trải qua. Tuy nhiên, ra mồ hôi quá nhiều là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm như:
Một số người sử dụng pilocarpin để điều trị khô miệng hoặc uống các sản phẩm bổ sung kẽm có thể bị tiết mồ hôi quá nhiều.
Những yếu tố này có thể chỉ ra rằng bạn có chứng tăng tiết mồ hôi tiên phát. Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.
Đổ mồ hôi quá nhiều khắp cơ thể hoặc ở một khu vực có thể chỉ ra rằng bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Một số triệu chứng đi kèm với việc ra mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường khác cùng với vã mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi có thể là một triệu chứng của các bệnh lí nghiêm trọng. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có xuất hiện:
Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về tình trạng tiết mồ hôi, chẳng hạn như khi nào và ở đâu bạn bị toát mồ hôi. Họ cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm nhất định, chẳng hạn như xét nghiệm máu và nước tiểu, để xác định xem bạn có bị chứng tăng tiết mồ hôi không.
Một xét nghiệm tinh bột - iốt liên quan đến việc đưa iốt vào các khu vực đổ mồ hôi. Tinh bột được rắc vào khu vực này khi iốt khô. Nếu tinh bột chuyển thành màu xanh đậm, bạn đã bị đổ mồ hôi quá mức.
Một bài kiểm tra giấy bao gồm việc đặt một loại giấy đặc biệt lên trên khu vực toát mồ hôi. Giấy được cân lại sau khi nó hấp thụ mồ hôi của bạn. Sự tăng trọng lượng của giấy có nghĩa là bạn đã đổ mồ hôi quá mức.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng một thử nghiệm điều nhiệt. Tương tự như các bài kiểm tra tinh bột - iốt, thử nghiệm này sử dụng một loại bột đặc biệt nhạy cảm với độ ẩm. Bột thay đổi màu sắc trong khu vực nơi có mồ hôi quá nhiều.
Bạn có thể được thử nghiệm ngồi trong một phòng tắm hơi. Nếu bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi, lòng bàn tay của bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn dự kiến khi trong phòng tắm hơi.
Một vài lựa chọn có thể được sử dụng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi như:
Các biện pháp điều trị tại nhà:
Chứng tăng tiết mồ hôi tiên phát có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ giúp bạn lập một kế hoạch điều trị để có thể kiểm soát triệu chứng.
Chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể mất đi khi bệnh lí nguyên nhân được điều trị. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng vã mồ hôi là một tác dụng phụ của thuốc. Họ sẽ cân nhắc để đổi thuốc hoặc giảm liều cho bạn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh