Rối loạn cảm xúc theo mùa hay còn được gọi là trầm cảm theo mùa là một dạng trầm cảm lâm sàng thường bắt đầu vào mùa thu và kéo dài trong suốt mùa đông. Thực tế, đây là một dạng trầm cảm khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết mình mắc phải.
Triệu chứng của trầm cảm theo mùa phần lớn sẽ giống với trầm cảm nói chung, bao gồm:
Để đối phó với căn bệnh theo mùa này, bạn nên thử một số cách sau đây:
Đây là một phương pháp điều trị khá hiệu quả được thực hiện bằng cách tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt trong 20-30 phút mỗi ngày, ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ánh sáng này tạo hiệu ứng của ánh sáng ngoài trời, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Nếu như không thể tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt này, bạn cũng có thể sử dụng cách đơn giản hơn, đó là hấp thụ ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng. Cách này cũng sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn.
Các nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D thấp có khả năng bị trầm cảm theo mùa nhiều hơn. Nguyên nhân là do cơ thể chúng ta sản xuất vitamin D để đáp ứng với ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D không giúp điều trị tình trạng này, nó chỉ có thể tránh nguy cơ gặp phải trầm cảm theo mùa mà thôi. Nhìn chung, nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là ánh nắng mặt trời, do đó hãy đảm bảo bạn có thể ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày.
Chạy bộ và nhảy dây rất hữu ích trong việc điều trị chứng trầm cảm theo mùa (và cả trầm cảm thông thường). Việc tập thể dục không chỉ giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn mà còn giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, sảng khoái hơn.
Cải thiện giấc ngủ cũng là một cách tốt để giúp điều trị những triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa. Điều này có nghĩa là bạn cần đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối, tránh xa màn hình trong phòng ngủ. Bạn cũng nên hạn chế uống cà phê, rượu cũng như các đồ uống có cồn khác, đồng thời không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
Việc cởi mở và trải lòng là một cách tốt để giải tỏa nỗi buồn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó trò chuyện với bạn bè, người thân, bạn cũng có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được tư vấn.
Khi ở giai đoạn trầm cảm, việc tạo ra sự phân tâm cho não của bạn có thể làm giảm triệu chứng và mang lại sự giải tỏa mà bạn cần. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những hoạt động như nghệ thuật, giáo dục, đọc sách, tập thể dục... có thể giúp bệnh nhân trầm cảm giảm bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh