Sự khác biệt giữa buồn ngủ và mệt mỏi vào buổi sáng

Cùng khám phá thêm về sự khác biệt giữa cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, điều gì có thể gây ra giấc ngủ không ngon và cách giảm mệt mỏi trong bài viết này nhé!

Sự khác biệt giữa buồn ngủ và mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy buồn ngủ là những cụm từ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa cả hai, nhưng chúng thực sự khác nhau về bản chất. Sự khác biệt giữa cảm giác mệt mỏi và cảm giác buồn ngủ là gì?

  1. Sự buồn ngủ

Buồn ngủ được đặc trưng bởi mong muốn ngủ. Hãy tưởng tượng bạn vừa thưởng thức xong một bữa trưa thịnh soạn kèm theo đồ uống có cồn. Bạn đang cảm thấy thư giãn, ngồi trong một căn phòng ấm áp, trên một chiếc ghế êm ái, và bắt đầu ngủ gật khi xem tivi. Đây là một ví dụ hoàn hảo về cảm giác buồn ngủ. Cảm giác buồn ngủ khác hẳn với mệt mỏi.

Sự mệt mỏi làm cho bạn cảm thấy nặng nề trong xương và cơ bắp. Những người bị mệt mỏi thường cảm thấy phải tạm dừng lại và nghỉ ngơi, tuy nhiên nó cũng không thể khiến bạn đi vào giấc ngủ, và giấc ngủ cũng không phải là cách giải quyết vấn đề.

Với những người bị buồn ngủ, cách tốt nhất để lập tức giải quyết cảm giác này là ngủ đủ số giờ vào ban đêm.

Nhìn chung, giấc ngủ được điều hành bởi 2 quá trình: điều khiển ngủ nội môi và tín hiệu cảnh báo chu kỳ sinh học. Giấc ngủ được chứng minh bằng việc một người thức càng lâu thì ham muốn ngủ càng tăng. Sự gia tăng cảm giác buồn ngủ này là do sự tích tụ của chất truyền tin hóa học, hay chất dẫn truyền thần kinh, được gọi là adenosine. Adenosine tích tụ giữa các tế bào thần kinh và trong hệ thống kích hoạt dạng lưới của thân não. Một phần, giấc ngủ là quá trình thải chất dẫn truyền thần kinh này (và các sản phẩm phụ chuyển hóa khác) khỏi các mô của não.

Cảm giác buồn ngủ là rất bình thường, tuy nhiên nếu xảy ra kéo dài và quá mức, nó chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến rối loạn giấc ngủ và mất ngủ.

  1. Sự mệt mỏi

Mệt mỏi có thể được phân biệt như một triệu chứng. Sự mệt mỏi có thể được nhận biết bởi một số đặc điểm sau:

  • Nặng đầu
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt
  • Mí mắt nặng
  • Nặng chân
  • Yếu mệt toàn thân
  • Cảm thấy lạnh
  • Nhạy cảm với tiếng ồn
  • Ngáp
  • Mất hứng thú
  • Kém tập trung
  • Cáu gắt
  • Ít muốn nói chuyện với người khác

Mặc dù cảm thấy mệt mỏi có thể là bình thường, đặc biệt là sau một ngày dài, nhưng cảm giác mệt mỏi dai dẳng sau khi thức dậy có thể gợi ý vấn đề về giấc ngủ.

 

Tại sao cảm thấy mệt mỏi khi ngủ dậy?

Quán tính giấc ngủ

Quán tính giấc ngủ đề cập đến mong muốn quay lại giấc ngủ gần như ngay lập tức sau khi thức dậy. Nó gây ra cảm giác uể oải, mệt mỏi, khó hoạt động. Nguyên nhân của quán tính giấc ngủ vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một giả thuyết cho rằng adenosine tích tụ trong não trong giai đoạn ngủ không REM, khiến bạn khó cảm thấy tỉnh táo hoàn toàn sau khi thức dậy.

Rối loạn giấc ngủ

Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khiến giấc ngủ bị gián đoạn và làm tăng cảm giác mệt mỏi suốt cả ngày và sau khi thức dậy. Chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn cử động chân tay theo chu kỳ, rối loạn nhịp sinh học và chứng ngủ rũ có liên quan đặc biệt với các triệu chứng mệt mỏi khi thức giấc.

Nhìn chung, không ngủ đủ lượng so với nhu cầu của cơ thể sẽ dẫn đến các dấu hiệu của sự mệt mỏi. Thiếu ngủ dẫn đến buồn ngủ và các triệu chứng khác liên quan đến mệt mỏi, chẳng hạn như các vấn đề về trí nhớ và suy nghĩ, suy giảm chức năng, thậm chí đau nhức cơ thể và khó chịu.

 

Làm thế nào để làm giảm sự mệt mỏi vào buổi sáng?

Cách tốt nhất để làm giảm mệt mỏi là cố gắng ngủ đủ số giờ vào ban đêm, hãy loại bỏ tất cả những yếu tố có thể gây thiếu ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Đối với người lớn, chuyên gia khuyến nghị ngủ từ 7 đến 9 tiếng (trung bình là 8 tiếng) vào mỗi đêm. Khi nhu cầu về giấc ngủ được đáp ứng, sự mệt mỏi của bạn sẽ giảm đi.

Thêm vào đó, để thức dậy dễ dàng hơn và chống lại các dấu hiệu của mệt mỏi, caffein và ánh nắng mặt trời có thể là những công cụ hữu ích.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top