Thiếu máu não là căn bệnh xảy ra ở 80% người Việt, là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ não cũng như nhiều tình trạng cấp tính khác. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện rất đa dạng nhưng xuất hiện sớm và phổ biến nhất là tình trạng đau đầu. Vậy thiếu máu não gây đau đầu có nguyên nhân và cơ chế ra sao, làm thế nào để cải thiện và phòng ngừa tái phát? Cùng tìm hiểu về chứng đau đầu do thiếu máu não trong bài viết dưới đây
Thiếu máu não là hiện tượng gián đoạn, ngưng trệ quá trình đưa máu đến nuôi não. Não bộ con người tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng của toàn bộ cơ thể nhưng lại đòi hỏi phải được cung cấp 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim cùng 25% lượng đường trong máu. Do đó, thiếu máu lên não khiến cho chức năng của não bị ảnh hưởng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
– Đau đầu
– Hoa mắt, chóng mặt
– Tê mỏi chân tay
– Suy giảm thị lực
– Mất ngủ
– Đau lưng
Trong đó đau đầu là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất trong thiếu máu não.
Theo các chuyên gia thần kinh, tác nhân trực tiếp gây nên cơn thiếu máu não là do mảng xơ vữa hay cục máu đông làm hẹp lòng mạch, gây co thắt hoặc tắc nghẽn mạch máu ở não, cản trở máu dẫn oxy về nuôi não. Đó là nguyên nhân vì sao thiếu máu não lại gây đau đầu.
Ở những bệnh nhân bị thiếu máu não, hoạt động của các gốc tự do và các hóa chất trung gian tăng lên, làm gia tăng hoạt động bạch cầu. Điều này gây ra tình trạng viêm và sản sinh chất gây giãn mạch, làm tổn thương nội mạc mạch máu, là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu.
Đau đầu là triệu chứng gây rất nhiều khó chịu nhất cho bệnh nhân bị thiếu máu não. Cơn đau đầu do thiếu máu não thường kéo dài khoảng 10-15 phút đến vài giờ, thường bắt đầu bằng cảm giác đau nhói ở một vùng đầu cố định, sau đó lan ra khắp đầu, khiến cho người bệnh mất tập trung, thường hay cáu gắt, bực bội.
Tình trạng đau xảy ra thường xuyên hơn khi khi người bệnh phải suy nghĩ nhiều, di chuyển hoặc mới ngủ dậy. Khi trời nắng nóng, tình trạng mất nước và điện giải làm cho lưu lượng máu trong cơ thể giảm sút, dễ khiến cơn đau đầu gia tăng cả về cường độ và tần suất.
Hiện nay có nhiều các loại thuốc được sử dụng để giảm nhanh cơn đau đầu, giảm thời gian và mức độ cơn đau, giảm tần suất cơn đau và phòng ngừa tái phát.
Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc này đều phải được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Theo các chuyên gia nội thần kinh, việc lạm dụng thuốc giảm đau đối với các cơn đau đầu do thiếu máu não trong một thời gian dài có thể sẽ gây ức chế thần kinh. Điều này làm cho việc cải thiện bệnh thiếu máu não càng trở nên khó khăn hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác.
Vì thế, khi thấy xuất hiện tình trạng đau đầu, bạn cần đến ngay chuyên khoa Nội thần kinh của các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh việc sử các loại thuốc giảm đau, cắt cơn, việc đảm bảo dinh dưỡng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa và cải thiện chứng đau đầu do thiếu máu não gây ra. Người bệnh cần ưu tiên cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu bằng việc:
– Bổ sung các nguyên tố vi lượng protein, vitamin, sắt,..
– Thường xuyên bổ sung rau xanh, trái cây…
Đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính gây thiếu máu não.
Ngoài ra, cần duy trì thói quen vận động mỗi ngày với các môn thể thao phù hợp, vừa sức, nhẹ nhàng mà vẫn vận động được toàn thân như yoga, đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh… Cần tránh xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh. Ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ 7 – 9 giờ/ngày.
Có thể thấy, thiếu máu não gây đau đầu làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn đang bị đau đầu khó chịu kéo dài, cần phải đi khám ngay để xác định cơn đau đầu là do thiếu máu não hay bắt nguồn từ các nguyên nhân khác, từ đó có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh tự ý điều trị hoặc chủ quan không điều trị gây nên những hậu quả không mong muốn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh