Triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực

Nội dung

Bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực có thể có nhiều triệu chứng.

Nhiều người trải qua sự thay đổi cảm xúc rất mạnh mẽ, đi từ những cảm xúc cao đến những cảm xúc thấp với nhiều mức cảm xúc trung gian, trong khi một số người khác thì có mức độ thay đổi nhẹ nhàng hơn.

Rối loạn lưỡng cực hưng cảm

Hưng cảm là một thuật ngữ mô tả cảm xúc ở mức độ cao, một trong những dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực. Hưng cảm thường đặc trưng với cảm giác có mức năng lượng rất lớn, bồn chồn hay dễ bị kích thích.

Nhìn chung, dấu hiệu của hưng cảm bao gồm:

  • Năng lượng quá lớn và những hành động thái quá
  • Cảm xúc quá tích cực
  • Dễ bị kích thích hay mất kiên nhẫn
  • Nói nhanh và kỳ cục
  • Suy nghĩ hoang tưởng
  • Không buồn ngủ
  • Cảm giác luôn tràn đầy năng lượng
  • Khả năng đánh giá kém
  • Chi tiêu liều lĩnh
  • Nhu cầu tình dục mạnh
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Hiếu chiến
  • Không thừa nhận rằng mình đang có vấn đề

Mức độ nghiêm trọng của hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực rất đa dạng, và hầu hết các bệnh nhân sẽ không xuất hiện cùng lúc tất cả các triệu chứng.

Trong một số loại rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân có thể có hưng cảm nhẹ, mức độ vừa phải bệnh nhân thường cảm thấy rất tốt. Bệnh nhân có hưng cảm nhẹ thường duy trì các chức năng tốt và tỏ ra năng suất hơn bình thường.

Nhưng nếu không được chữa trị thì hưng cảm nhẹ có thể tiến triển thành hưng cảm mức độ nặng hơn hoặc chuyển sang trầm cảm.

Bác sĩ có thể chẩn đoán là hưng cảm khi cảm xúc của bạn luôn “cao” và dễ bị kích thích, đi kèm với các triệu chứng khác của hưng cảm gần như trong cả ngày, hầu hết mỗi ngày và trong ít nhất một tuần.

 

Rối loạn lưỡng cực trầm cảm

Trong rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm thay thế bằng gia đoạn cảm xúc “thấp”, được gọi là giai đoạn trầm cảm.

Dấu hiệu của giai đoạn trầm cảm là:

  • Buồn chán, lo lắng hay cảm thấy trống rỗng
  • Mất hết hi vọng
  • Cảm giác tội lỗi, bản thân không có giá trị, vô dụng
  • Không còn thấy thích thú với các hoạt động đã từng thích, ví dụ như quan hệ tình dục.
  • Thiếu năng lượng
  • Gặp vấn đề với khả năng tập trung và ghi nhớ
  • Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ
  • Đau hoặc dị cảm không liên quan đến ốm hay chấn thương
  • Nghĩ đến cái chết, nghĩ đến hoặc cố gắng tự tử.

Bác sĩ có thể chẩn đoán là trầm cảm nếu có ít nhất 5 trong số những dấu hiệu trên xuất hiện hầu hết thời gian trong ngày, gần như tất cả các ngày kéo dài hai tuần hoặc hơn.

 

Sự thay đổi cảm xúc trong rối loạn lưỡng cực

Triệu chứng của hưng cảm và trầm cảm có thể thay đổi rất lớn giữa những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực. Tất cả các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực đều có sự thay đổi cảm xúc, nhưng mức độ của sự thay đổi này rất đa dạng.

  • Trong rối loạn lưỡng cực loại I, có sự tái phát của hưng cảm và trầm cảm.
  • Trong rối loạn lưỡng cực loại II, không có sự tiến triển thành hưng cảm mà giai đoạn hưng cảm nhẹ sẽ chuyển thành giai đoạn trầm cảm.

Mức độ và triệu chứng của rối loạn lưỡng cực có thể thay đổi theo thời gian và khi đó kế hoạch điều trị cũng cần thay đổi theo. Nếu bạn đang cảm thấy cảm xúc thay đổi tác động xấu đến cuộc sống, hãy nói chuyện với bác sĩ để có những lời khuyên chuyên môn về tâm thần.

Bác sĩ chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ nói chuyện với bạn về các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực, và đưa ra chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Thuốc hay các phương án điều trị khác có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giảm bớt mức độ cảm xúc quá  “cao” hoặc “thấp” ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường và hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top