Các nguyên nhân ngoài bệnh lý gây Đau ở đỉnh đầu
Tình trạng đau nhói trên đỉnh đầu có mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi người, tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân và tùy nguyên nhân gây ra. Có khá nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, từ đơn giản, không nghiêm trọng đến phức tạp, nặng nề. Trong đó bao gồm các nguyên nhân bệnh lý và ngoài bệnh lý. Trước hết, các vấn đề ngoài bệnh lý có thể gây đau ở đỉnh đầu bao gồm:
– Áp lực công việc, học tập
– Ô nhiễm môi trường
– Thay đổi thời tiết đột ngột
– Căng thẳng tâm lý
Khi bị đau đầu do các vấn đề này, mọi người có thể gặp các dấu hiệu như chóng mặt, hoa mắt vài phút trức khi cơn đau đầu xảy ra. Cơn đau khu trú ở vùng đỉnh hoặc một nửa bên đầu, cơn đau kéo dài 4 – 5 tiếng đến 2 – 3 ngày và tái phát 1 – 2 cơn trong tuần. Cơn đau thường xảy ra nửa đêm gần sáng gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh.
Đau ở đỉnh đầu có thể cảnh báo loại bệnh nào?
Đau ở đỉnh đầu do bệnh lý:
Ngoài các vấn đề không đáng lo ngại nhiều trên đây, cơn đau ở đỉnh đầu, đặc biệt khi kéo dài và nặng nề rất có thể là triệu chứng của nhiều bệnh hoặc chấn thương. Đó các loại bệnh và tổn thương như:
– Một số bệnh nội khoa: viêm xoang mũi, đau đầu căng cơ, dị dạng động mạch não, thiếu máu não.
– Chấn thương vùng đầu đo ngoại lực tác động, do tai nạn.
Giải pháp khi gặp hiện tượng đau ở đỉnh đầu
Trường hợp bị đau ở đỉnh đầu nhưng mới bị, chưa nghiêm trọng, mọi người nên thư giãn, tạm ngừng các hoạt động, công việc đang làm để nghỉ ngơi dù chỉ trong thời gian ngắn. Cần chú ý giảm áp lực công việc để tâm trí và cơ thể được thoải mái hơn. Nếu nơi làm việc quá ồn ào, chật chội, người bị đau đầu có thể nghe nhạc nhẹ, đi ra ngoài thư giãn.
Việc ở lâu trong môi trường chật chội, bí và quá kín cũng có thể gây đau đầu. Bạn có thể hạn chế điều này bằng việc mở bớt cửa sổ nơi làm việc giúp lưu thông không khí, giúp đầu óc thoải mái hơn, làm dịu bớt cơn đau.
Thư giãn, tránh căng thẳng để giảm đau đỉnh đầu bằng massage cũng là cách nhanh, hiệu quả tức thì để chữa đau đỉnh đầu. Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tìm hiểu kỹ để biết cách massage, tốt nhất nên thực hiện ở nơi thoáng mát, nhiều không khí, giảm cường độ ánh sáng. Khi massage, bạn cần tạm thời dẹp sang một bên những áp lực đang có. Sau đó nên thả lỏng cơ thể, điều chỉnh nhịp thở rồi bắt đầu massge mắt. Cách làm là dùng khăn mát đắp lên mắt và để trong khoảng 30 – 45 giây. Tiếp đó massge vùng đầu thật nhẹ nhàng, theo chiều từ trên xuống dưới. Cuối cùng là massge lần lượt các vùng trán, thái dương.
Khi gặp cơn đau ở đỉnh đầu, bạn cũng có thể áp dụng cách chườm lạnh, thư giãn trong bóng tối. Bên cạnh đó, mọi người nên cố gắng ngủ khoảng 15 phút là tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng đau đầu kéo dài và mức độ đau nặng hơn, người mắc phải cần đi khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Nếu chủ quan, rất có thể người bệnh sẽ gặp hậu quả nghiêm trọng bởi đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh